Ngành Y ĐH Tân Tạo: Bài học đầu tiên là “tinh thần áo trắng”

41

Ngay từ năm thứ nhất, sinh viên khoa Y đại học Tân Tạo đã khoác áo trắng đứng học cách thăm bệnh, hỏi bệnh, cách chăm sóc những bệnh nhân thể nhẹ, được “cầm tay chỉ việc” làm quen với con dao mổ…

“Mình sẽ trở thành bác sĩ trong thời gian không xa!”

Bác sĩ vốn là một nghề cao quý và luôn được mọi người kính trọng. Không chỉ ấn tượng với chiếc áo blouse trắng, nhiều học sinh chia sẻ rằng làm bác sĩ để có thể chữa bệnh cho mọi người và làm giảm bớt những đau đớn do các căn bệnh mang lại. Bên cạnh đó, cũng không ít bạn lựa chọn nghề y vì tiếp nối truyền thống gia đình và định hướng từ bố mẹ.

Bên trong một lớp học Y tại Mỹ, nơi có các sinh viên khoa Y Đại học Tân Tạo đăng ký tham gia trong học kỳ hè. Việc học và thực tập tại Mỹ đòi hỏi trình độ anh ngữ của sinh viên phải thật tốt mới có thể lĩnh hội đầy đủ các kiến thức.

Con đường đến với nghề y là không phải dễ. Một bạn sinh viên khoa Y 2017 (Đại học Tân Tạo) chia sẻ: “Để chuẩn bị cho việc nghiên cứu sâu rộng ngành học thông qua các tài liệu quốc tế và giao tiếp với bệnh nhân, đồng nghiệp nước ngoài khi tham gia học Y ở một môi trường quốc tế, mình đã tự học tập, nâng cao vốn Tiếng Anh của bản thân cũng như học hỏi tác phong của một bác sĩ. Mình tin với sự chuẩn bị này, mình sẽ thực hiện được ước mơ trở thành một bác sĩ trong thời gian không xa”.

Ngành Y những nỗi vất vả mấy ai thấuNhiều bạn khi đến làm thủ tục xét tuyển vào khoa Y Đại học Tân Tạo cho biết “nhất nhất” trong lòng các bạn là khát khao vào ngành y, khó mấy trong cuộc sống cũng quyết vào, vì đó chính là ước mơ từ nhỏ, cũng là đam mê hiện tại của các bạn.

TS Huyền Đoàn, Giám đốc điều hành Khoa Y, Đại học Tân Tạo (TTU) chia sẻ về những vất vả mà các bạn sinh viên khoa Y phải trải qua trước ngày nhận tấm bằng trở thành Bác sĩ: “Nếu chọn ngành Y, hãy chọn vì tình yêu, đừng vì ngoại cảnh. Chỉ có thực sự đam mê, kiên trì và hết lòng tin tưởng vào nó mới giúp chúng ta đứng vững với nghề mà mình đã chọn. Và cũng bởi vì, chỉ có vì tình yêu mới có thể giúp ta luôn vững tâm khi đã trở thành một bác sĩ.”

Ngay từ khi bắt đầu, việc theo đuổi ngành Y đã gian nan hơn rất nhiều so với những ngành khác. Chưa kể những áp lực từ gia đình, xã hội với những kì vọng lớn lao. Đến khi vào được trường, lại tiếp tục là áp lực bài vở, những ca trực đêm, những ngày cuối tuần đi lâm sàng tại bệnh viện. Đối với sinh viên ngành Y áp lực học hành là chuyện tất nhiên như việc Trái đất quay quanh Mặt trời vậy.

Môi trường học sẽ quyết định tương lai

Đào tạo một cử nhân đã khó, đào tạo một bác sĩ lại càng khó hơn. Một bác sĩ giỏi chuyên môn đã quý, bác sĩ giỏi lại có y đức thì quý hiếm vô cùng. Y Tân Tạo chính là đang trên hành trình đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng những bác sĩ “đắt giá” như thế.

Sinh viên năm thứ 3 của TTU (thứ 2 từ phải sang) trong chuyến đi thực tập tại Hàn Quốc

Trường Y không chỉ cần các giáo sư tài giỏi đứng giảng bài mà vô cùng cần những giảng viên trực tiếp làm và giảng dạy lâm sàng cho sinh viên qua thực tế khám chữa bệnh của mình. TTU tiên phong áp dụng phương pháp “Học tập trên ca bệnh” của giáo dục Hoa Kỳ vào giảng dạy từ năm 2016.

Đến nay, nhà trường có thể tự hào về tinh thần “áo trắng” của các bác sĩ tương lai. Ngay từ năm thứ nhất, trong khi phần lớn sinh viên Y trường khác đang học lý thuyết thì các em đã khoác áo trắng đứng học cách thăm bệnh, hỏi bệnh, cách chăm sóc những bệnh nhân thể nhẹ, được “cầm tay chỉ việc” làm quen với con dao mổ giải phẫu tử thi và làm bệnh án khám bệnh, học nghề tại các bệnh viện lớn của Việt Nam.

Sang năm thứ hai, sinh viên thực hành tốt các công tác khoa Sản, tự tin về tiếng anh chuyên ngành và được thể hiện mình tại các buổi trình bày nghiên cứu, báo cáo khoa học tại các Hội nghị trong và ngoài nước.

GS. Thạch Nguyễn cùng 13 sinh viên Đại học Tân Tạo gặp gỡ và trò chuyện cùng Nghị sĩ Raja Krishnamoorthi của quận 8, TP. Chicago, Illinois trong chuyến thực tập hè tại Mỹ.

Ngoài ra, sinh viên còn được trường mở đường, tạo điều kiện đến Mỹ và Hàn Quốc học và thực tập tại giảng đường và các bệnh viện lớn. Tại đây, các em được đào tạo để vươn tới làm việc theo chuẩn quốc tế tại những bệnh viện ở nước ngoài, được các GS chia sẻ, hướng dẫn lâm sàng theo phương pháp “cầm tay chỉ việc” – một phương pháp đã rất thành công trong huấn luyện phẫu thuật trên thế giới.

GS. Thạch Nguyễn – Đồng chủ nhiệm chương trình thực tập tại Mỹ, Trưởng khoa Y đa khoa Trường ĐH Tân Tạo – đã động viên các sinh viên Y khoa ngay từ ban đầu: “Học Y Khoa không nên là một lối mòn hay một sự bắt buộc, mà nó phải là một niềm đam mê khởi phát từ chính bản thân mình. Hãy dùng nó để truyền cảm hứng, trở thành một nhà lãnh đạo kết nối mọi người xung quanh bạn.”