Khoa Ngôn Ngữ & Nhân Văn Tăng Cường Học Trực Tuyến – Phá Vỡ Mọi Rào Cản Để Mở Rộng Chân Trời Mới

259

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, đến nay đa phần các trường học trên cả nước cho học sinh sinh viên nghỉ học kéo dài. Điều này trở thành một trong những thách thức khó khăn của ngành giáo dục, là vấn đề nan giải đối với cả học sinh và phụ huynh. Dẫu vậy, nhìn theo hướng tích cực thì đây cũng là cơ hội để những người làm giáo dục thúc đẩy sự sáng tạo trong quá trình đào tạo, giảng dạy. Vì thế, việc triển khai mô hình lớp học trực tuyến vừa giúp cho quá trình học tập không bị gián đoạn kiến thức, vừa an toàn trong khi dịch bệnh đang diễn biến phức tạp. Và Khoa Nhân văn & Ngôn ngữ trường Đại học Tân Tạo cũng đang hoàn thành rất tốt nhiệm vụ này.

Khoa Nhân văn & Ngôn ngữ đã thực hiện mô hình giảng dạy trực tuyến như thế nào?

Ngay từ những ngày đầu tiên nhận được thông báo giảng viên và sinh viên chuyển sang hình thức học online để phòng chống dịch Covid-19, Khoa Nhân văn & Ngôn ngữ cũng không gặp quá nhiều khó khăn. Sinh viên TTU được đào tạo theo mô hình Giáo Dục Khai Phóng (Liberal Arts), nên các bạn luôn dễ dàng thích nghi với sự thay đổi khá nhanh chóng. Ngoài ra, bên cạnh sự hỗ trợ từ phía nhà trường, Khoa Nhân văn & Ngôn ngữ cũng đã chủ động tìm hiểu và đưa ra các giải pháp nhằm ứng dụng cho việc giảng dạy trực tuyến một cách hiệu quả.

Bên cạnh lớp học trực tuyến, Khoa Nhân văn & Ngôn ngữ còn sử dụng thư viện điện tử nội bộ Moodle làm hệ thống quản lý việc học tập. Tại đây, các giảng viên sử dụng để tải lên các tài liệu mà sinh viên có thể xem trước khi học hoặc xem lại một bài học. Lịch trình được thiết lập rõ ràng trên Moodle. Đây là một cách dễ dàng và hiệu quả để người học lên kế hoạch cho thời gian biểu học tập của mình.

Theo như ThS Đặng Thanh Nhơn, Fulbrighter, Phó Trưởng Khoa Nhân văn và Ngôn ngữ chia sẻ, “Giảng viên và sinh viên dễ dàng tương tác bằng cách hỏi và trả lời trực tiếp thông qua Zoom-một ứng dụng hội nghị truyền hình trực tuyến; giảng viên trình chiếu nội dung bài giảng, sử dụng chức năng chia sẻ màn hình (screen share) có sẵn trong ứng dụng khá đơn giản. Những tính năng của Moodle và Zoom cho phép việc quản lý rất tiện lợi, làm quy mô của lớp học sẽ không còn trở ngại, góp phần tiết kiệm thời gian, cho phép linh hoạt trong các bài giảng. Vấn đề trọng tâm là phương pháp dạy trực tuyến. Cho dù là lớp học online, offline hoặc được ghi hình lại thì yếu tố tương tác thời gian thực (real-time interaction) mà chúng tôi tạm gọi là tương tác trực tiếp là một điều không thể thiếu, nếu không nói là cực kỳ quan trọng; sinh viên không phải có mặt như ở trên lớp học offline nên giảng viên phải đưa ra những hoạt động, bài tập yêu cầu sự tương tác của sinh viên trên biểu mẫu trực tuyến.”

ThS Đặng Thanh Nhơn, Fulbrighter, Phó Trưởng Khoa Nhân văn và Ngôn ngữ

“Hơn thế, TTU còn ủy nhiệm Moodle để làm chương trình quản lý khóa học trực tuyến. Ngay trên nền tảng này, giảng viên có thể tải lên các bài học và ghi chú của họ trước giờ học để sinh viên có thể xem trước một bài học trước giờ học, do đó cho phép sinh viên quản lý thời gian hiệu quả và hiệu quả hơn.”

 Lớp học cùng ThS Đặng Thanh Nhơn, Fulbrighter, Phó Trưởng Khoa Nhân văn và Ngôn ngữ

Quả thật, chúng ta không thể phủ nhận các “điểm cộng” của hình thức này mang lại, theo như chia sẻ của ThS Jonathan Lankford – giảng viên Khoa Nhân văn và Ngôn ngữ cho rằng, điều mà Thầy thích nhất ở phương pháp này là, Học nhanh hay chậm là tùy các bạn. Mỗi người có phương pháp và cách tiếp thu khác nhau. Nếu như giảng viên giao bài tập sớm, hoặc giao nhiều bài tập, hoặc đưa deadline cho các em chạy, các em sẽ biết chính xác lúc nào nên bắt đầu và hoàn thành. Và đương nhiên, các em cũng sẽ không phải đợi chờ ai cả.”

ThS Jonathan Lankford – giảng viên Khoa Nhân văn và Ngôn ngữ

“Các sinh viên sẽ phải học cách tự học và tự tạo động lực cho bản thân mình. Nếu không, học trực tuyến sẽ không có bất kỳ giá trị nào cả”. Thầy chia sẽ thú vị rằng, “Một số sinh viên thay thế tên mình bằng một con số hoặc một chữ số ở trên màn hình máy tính”, nhưng Thầy quy định sinh viên lớp Thầy cần phải “hiện thị chính mình qua webcam để quan sát và phần nào nhận biết mức độ hiểu bài của sinh viên thông qua nét mặt trong quá trình học và cách trả lời câu hỏi trực tiếp, bất ngờ”.

Bên cạnh những lợi ích đem lại, Khoa có gặp phải bất kỳ khó khăn nào trong quá trình giảng dạy trực tuyến không?

Hình thức học online dần chứng minh là một công cụ không thể thiếu trong thời đại số. Đây cũng là bài học lớn cho tất cả các giáo viên, giảng viên là luôn phải bổ sung, cập nhật công nghệ để linh hoạt cho việc giảng dạy trong bất kỳ trường hợp nào. Nhờ vậy, khi sử dụng Ứng dụng giảng dạy trực tuyến một cách thành thạo, sẽ mang đến nhiều thuận lợi và cơ hội hơn cho quý Thầy/Cô.

Theo như ThS Peter Huỳnh – giảng viên Khoa Nhân văn và Ngôn ngữ chia sẻ: “Thầy đã thiết lập Lớp học Google trước khi Zoom đi vào hoạt động. Sau đó ThS Peter Huỳnh đã phải chuyển tất cả công việc của mình sang Zoom, công việc này rất tốn thời gian. Tuy nhiên, kết nối Internet kém sẽ ảnh hưởng đến chất lượng bài học, sinh viên có thể bỏ lỡ một số kiến ​​thức quan trọng nếu Internet của họ chậm. Vì thế, ThS Peter Huỳnh đã quyết định duy trì lớp học Google để sao lưu cho những sinh viên không thể tham gia các bài học Zoom của Thầy, sẵn sàng đáp ứng với bất kỳ thử thách”.

Lớp học trực tuyến giữa sinh viên và ThS Peter Huỳnh

Tuy không phải là hình thức học tập mới, nhưng do được triển khai trong hoàn cảnh bị động nên nhiều trường vẫn tỏ ra lúng túng khi lựa chọn mô hình thực hiện. Mặc dù, tại TTU khá quen thuộc với hình thức này, nhưng cả phía nhà trường và các Khoa vẫn tiếp tục cải thiện để tối ưu hơn, hỗ trợ sinh viên trong việc lĩnh hội kiến thức và cách thức học tập hiệu quả nhất. Khoa Nhân văn và Ngôn ngữ xem đào tạo trực tuyến là một cơ hội giúp sinh viên phá vỡ mọi rào cản không gian và thời gian, cùng sinh viên mở rộng chân trời mới!