Bạn cần bức phá khỏi những giới hạn đang kiềm hãm bạn?

926

Bạn có bao giờ cảm thấy bế tắc về một điều nào đó trong cuộc sống và không biết phải làm thế nào?

Có những điều bạn muốn thực hiện, có những ước mơ chờ bạn biến thành hiện thực, nhưng hoàn cảnh hiện tại dường như đang ngăn cản bạn đi đến mục tiêu của mình.

Có thể là vì công việc, sự nghiệp, những quyết định, các mối quan hệ, hoặc chỉ là cuộc sống xô bồ cản trở bạn tập trung vào những điều thực sự cần thiết. Bạn không hạnh phúc, thậm chí kiệt sức và cần một sự thay đổi. Bạn cần một sự bức phá. Đây có phải là những điều đúng với bạn lúc này không?

Bạn muốn làm nhiều điều hơn và làm những điều to lớn hơn, nhưng ngay lúc này bạn lại cảm thấy như không thể được vì bất cứ lý do gì. Nếu bạn cảm thấy như vậy thì trước hết tôi muốn đảm bảo rằng bạn không cô đơn đâu. Hầu như tất cả mọi người đều sẽ trải qua cảm giác này tại một số thời điểm trong cuộc sống của họ, vì bởi con người được sinh ra để lớn lên, trưởng thành, và phát triển thành một phiên bản tốt hơn, hoàn hảo hơn của chính mình. Lấy thuyết tiến hóa làm ví dụ, nó cho thấy con người tiến hóa theo thời gian để thích nghi, tồn tại và phát triển trên Trái Đất.

Cuộc sống của mỗi người cũng như thế: chúng ta có những mục tiêu, ước mơ và khát vọng khác nhau, nhưng tất cả đều dẫn đến cùng một kết quả – trở nên tốt hơn so với những gì chúng ta có trước đây, cả về sự hạnh phúc, giàu có, tình yêu,… Vậy tại sao một số người trong chúng ta lại có những khoảng thời gian khó tiến về phía trước hơn? Để trả lời điều đó, chúng ta cần xem xét lại những giới hạn đã và đang kìm hãm chính chúng ta.

Giới hạn là gì?

Nhìn bên ngoài, giới hạn là những thứ ngăn cản bạn làm một điều gì đó; nhưng, nếu bạn đào sâu hơn, bạn sẽ thấy rằng giới hạn là những thứ khiến bạn bị bó buộc trong một vòng lặp.

Chúng khiến bạn bị bế tắc khi đối mặt với cùng một vấn đề, có cùng lựa chọn và lặp đi lặp lại những hành động tương tự. Giới hạn bó buộc hoàn cảnh hiện tại của bạn, điều đó cũng có nghĩa là chúng bó buộc chất lượng cuộc sống của bạn.

Nhưng, ở đây, một cái nhìn sâu sắc khác được tìm thấy từ những người luôn tạo ra sự đột phá: thực tế của bạn bắt nguồn từ nhận thức của bạn.

Thực tế hoàn toàn không quan trọng, mà là cách bạn nhìn nhận nó. Vì vậy, có thể nói rằng việc bạn kiểm soát cách nhìn nhận vào mọi vấn đề sẽ là chìa khóa cho sự đột phá của bản thân.

Một số người tiến về phía trước dễ dàng hơn nhiều so với những người khác, vì bởi họ có thể kiểm soát cách nhìn nhận vấn đề tốt hơn mọi người xung quanh. Họ có thể thay đổi suy nghĩ của mình để xem xét mọi điều, ngay cả những tình huống tiêu cực nhất, và biến chúng thành một điều gì đó tích cực.

Tin tốt là bởi vì tất cả các giới hạn bắt đầu từ tâm trí của bạn, điều đó nghĩa là bạn có thể học cách kiểm soát cách bạn nhìn nhận những hạn chế của mình. Và “chiếc khung đột phá” sẽ là thứ bạn cần quan tâm.

Chiếc khung đột phá

Chiếc khung này sẽ đưa ra những thay đổi tổng thể, giúp chuyển hóa bất kỳ giới hạn nào bạn gặp phải thành một cơ hội để phát triển bản thân. Với những điều này, bạn sẽ thay đổi được suy nghĩ của mình để thoát khỏi những thứ kìm hãm bạn và tập trung vào các mục tiêu chính yếu nhất.

  1. Tìm kiếm cơ hội tiềm ẩn

Khi đối mặt với một thách thức hoặc thất bại, một người thường quan tâm vào những điều tiêu cực hoặc những thiếu sót. Nhưng đó là cuộc sống! Sẽ luôn có những khó khăn và thất bại, vậy tại sao bạn không rèn luyện suy nghĩ của mình để hướng tới những cơ hội thay vì sự hạn chế của bản thân?

Với mỗi chướng ngại, luôn có một cơ hội tiềm ẩn đang chờ được khám phá. Hãy nhớ rằng đồng tiền luôn có hai mặt, và chúng ta có thể lựa chọn chiến đấu đến cùng hoặc từ bỏ. Nhưng bạn có thể tìm thấy một cơ hội trong bất kỳ khó khăn nào mà bạn phải đối mặt.

Để tìm ra cơ hội của chính mình, hãy học cách trả lời những câu hỏi sau:

  1. Điều gì đang ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn ngay thời điểm này? Ví dụ: “Giới hạn của tôi là … [vật cản] Bởi vì … [lý do kiềm hãm]”
  2. Những giới hạn đó đang ngăn cản bạn làm điều .gì? Ví dụ “Nó ngăn tôi khỏi …[điều mà bạn muốn làm”.
  3. Đâu là bước ngoặt? Bước ngoặt là một trở ngại chính mà nếu vượt qua, nó sẽ mở ra những cơ hội mới. Vì vậy, bạn chỉ cần tìm ra bước ngoặt trong giới hạn mà bạn phải đối mặt, để tạo ra một cơ hội mới. Ví dụ: “Nếu tôi có thể như… [mục tiêu nào đó] thì tôi đã có thể … [cơ hội mới].
  4. Khẳng định lại cơ hội. Ví dụ: Tôi có cơ hội để… [cơ hội mới] nhờ vào… [điều tôi đã đạt được trước đó].

Bằng cách khẳng định lại cơ hội, nó không chỉ củng cố ý chí của bạn, mà còn tạo ra động lực thúc đẩy bạn thoát ra khỏi giới hạn của bản thân.

Sẽ rất ảnh hưởng đến tinh thần của bạn khi phải đối mặt với một trở ngại; và bạn càng bị mắc kẹt trong đó càng lâu, thì càng mất nhiều công sức và năng lượng. Vì vậy, trải qua bước đầu tiên của việc tìm kiếm cơ hội tiềm ẩn của bạn sẽ giúp khơi dậy ngọn lửa nhiệt huyết, điều này sẽ thúc đẩy bạn tập trung hơn trong các bước tiếp theo (bước 2 đến 4).

  1. Đưa ra lộ trình cho sự tiến bộ

Bây giờ bạn đã tìm thấy một cơ hội tiềm ẩn, bước tiếp theo là hãy lên kế hoạch cho nấc thang tiến bộ của bạn. Điều này nghĩa là bạn nên có một kế hoạch cụ thể về cách bạn muốn đạt được cơ hội đó! Và tất cả bắt đầu với việc tạo các mục tiêu có thể đạt được. Bí quyết đầu tiên để tạo các mục tiêu là tìm ra ngôi sao Bắc Đẩu của bạn.

Sao Bắc Đẩu là thứ sẽ hướng dẫn bạn đi tới kết quả cuối cùng và đảm bảo bạn luôn tập trung với những mục tiêu của mình, trong giới hạn những việc bạn muốn làm. Sao Bắc Đẩu là mục tiêu lớn mà tất cả các mục tiêu nhỏ hơn sẽ liên kết với nhau để cùng hướng đến.

Bí quyết tiếp theo là nếu bạn muốn cắn một miếng thịt lớn, thì hãy chia nhỏ miếng thị đó ra và cắn nhiều lần. Để duy trì sự nhất quán, hãy chia mục tiêu cuối cùng của bạn thành các phần nhỏ có thể đạt được và tiến lên từ đó – đây là cách cầu thang của sự tiến bộ được hình thành.

Bạn càng cắn miếng thịt mục tiêu của mình một cách cẩn thận và chính xác, bạn sẽ càng tiến bộ và thành công hơn trong việc hoàn thành mục tiêu của mình.

Một khi bạn đã sắp xếp kế hoạch của mình với các mục tiêu, đây là lúc để bắt đầu hành động. Và, bước này sẽ đòi hỏi năng lượng và sự tập trung cao độ của bạn. Đây cũng là phần mà nhiều người trong chúng ta thất bại hoặc bỏ cuộc giữa chừng vì năng lượng và sự tập trung của chúng ta có giới hạn. Vì vậy, bạn cần đảm bảm rằng bạn đang hướng đến những mục tiêu phù hợp và vừa sức.

  1. Đầu tư năng lượng, ưu tiên thời gian

Đây là bước thứ ba của chiếc khung đột phá. Sự đột phá đòi hỏi năng lượng và nỗ lực tập trung trên mức bình thường mà bạn sử dụng, nếu không, nó sẽ không được gọi là đột phá. Vì vậy, bạn không thể lãng phí tài nguyên quý giá của mình vào những phiền toái hoặc sự phân tán. Đây là lý do tại sao sự tập trung là vũ khí tối thượng của bạn vì nó tối đa hóa hiệu năng của bạn.

 Thời gian là thứ chúng ta không bao giờ có thể lấy lại, do đó ta phải dùng chúng một cách có cân nhắc. Chúng ta lãng phí thời gian khi chúng ta phân bổ nó vào những điều sai lệch. Điều này có thể là do kế hoạch của bạn chưa tốt hoặc bạn đang ưu tiên làm những điều kém quan trọng. Vì thế hãy thực sự tập trung, đầu tư năng lượng và thời gian của bản thân đúng cách.

Đặt năng lượng lên hàng đầu bởi nếu bạn không thể tập trung thì dù bạn có tất cả thời gian trên cuộc sống này cũng không thể sử dụng tốt được. Bạn cũng sẽ lãng phí nó vì nó được sử dụng không hiệu quả.

Loại bỏ những phiền nhiễu, chia nhỏ việc ra bởi sự tập trung của chúng ta là ngắn hạn. Giảm tải cho bộ não của bạn bằng cách sử dụng các công cụ hỗ trợ như ứng dụng, tạp chí, thiết bị ghi âm để bộ não của bạn không bị tràn ngập thông tin. Tiếp tục lặp lại thói quen này để xây dựng sự tập trung của bạn.

Khi bạn đã học được cách tối đa hóa năng lượng của mình, hãy tập luyện để hiểu cách dành thời gian, đặt ưu tiên và sử dụng sức mạnh của nó. Chỉ ra những công việc quan trọng hơn và ưu tiên làm những công việc đó. Khi bạn đã liệt kê các ưu tiên của mình, hãy chắc chắn lên lịch cho chúng theo từng phần, vào mỗi tuần để thực hiện chúng.

Bây giờ bạn đã thiết lập cơ hội, thực hiện các mục tiêu dưới sự tập trung cùng năng lượng và thời gian của mình. bước cuối cùng của sự đột phá này là đảm bảo nó sẽ được duy trì bền vững.

  1. Tạo ra động cơ tự duy trì

Trong cuộc sống, chắc chắn chúng ta không thể chỉ bức phá một lần duy nhất rồi lụi tàn; do đó, chúng ta cần duy trì và phát triển sự đột phát của bản thân. Trên con đường đạt được sự đột phá của mình, bạn sẽ gặp phải những thách thức và trở ngại mới đòi hỏi sự tư duy và kế hoạch ứng biến.

Sự đột phá đòi hỏi một hướng đi nhất quán theo thời gian để đảm bảo sự bền vững; nếu không, bạn có thể tạo ra một bước đột phá nhưng lại rơi vào cái bẫy trượt ngược trở lại. Và, chỉ cần có ý chí là không đủ. Bạn cần một hệ thống để hỗ trợ và nuôi dưỡng sự đột phá trong bạn.

Đây là lý do tại sao chúng ta cần Động cơ tự duy trì. Và hai yếu tố tạo thành động cơ này là Động lực và Thói quen.

Động lực được hình thành từ việc tiếp tục phát triển và tiến bộ trong cuộc sống của bạn, đó là những thành tích bạn đạt được. Bạn càng có nhiều kinh nghiệm phát triển, bạn càng có nhiều động lực để tiếp tục.

Và thói quen là thứ giúp bạn tạo ra đà di chuyển. Bạn có thể tạo ra một vòng lặp phát triển bằng cách có những thói quen neo giữ sự phát triển của bạn. Và, luôn luôn kết hợp ghi chú việc thực hiện những thói quen này để bạn nhận thức được sự tiến bộ của mình. Điều đó sẽ làm cho sự phát triển của bạn trở nên cụ thể.

Bắt đầu bằng cách xác định các thói quen quan trọng có thể giúp nuôi dưỡng sự trưởng thành của bạn và chắc chắn thực hiện chúng trong lịch trình hàng ngày của bạn. Theo dõi sự tiến độ hàng ngày hoặc hàng tuần của bạn để giữ đà phát triển.

Trong một tháng, bạn sẽ thấy những thay đổi đang diễn ra. Trong 2 tháng, 3 tháng trở lên, bạn sẽ có thể thấy các cột mốc đạt được và chạm đến mục tiêu cuối cùng mà bạn đã đặt ra từ đầu – cơ hội của bạn.

Lặp lại và trưởng thành

Bốn bước của chiếc khung đột phá có thể được sử dụng bất cứ khi nào bạn gặp phải trở ngại, bất kể bạn đang ở trong tình huống nào.

Sự đột phá không nên có một điểm kết thúc. Bạn có thể vượt qua trở ngại ngày hôm nay, nhưng phải đối mặt với thử thách mới 3 tháng sau đó, và đó là điều bình thường vì đây là cách giúp bạn biết mình tiến bộ trong cuộc sống mỗi khi bạn hoàn thành những việc khó khăn hơn. Những điều này sẽ nâng bạn lên một tầm cao mới.

Với chiếc khung đột phá, bạn sẽ có thể thoát khỏi những hạn chế hiện tại của mình và bắt đầu theo đuổi những mục tiêu thực sự quan trọng với bạn mà không cần phải thử nghiệm những phương pháp rủi ro.

Vì vậy, đừng sống trì hoãn nữa! Đã đến lúc để thấy sự đột phá của bạn! Hãy bắt đầu hành trình thay đổi cuộc sống của chính mình!

Nguồn: lifehack.org