Khoa Kỹ thuật

358

Đến với Khoa Kỹ Thuật sinh viên sẽ được học hai ngành chính là Điện – Điện tử và Khoa học máy tính trong đó có 8 chuyên ngành nhỏ. Năm học 2014 – 2015 Khoa Kỹ thuật tuyển sinh 70 chỉ tiêu, cấp học bổng toàn phần cho 25 sinh viên. Ngay khi bắt đầu nhập học, mỗi sinh viên sẽ được một giảng viên tư vấn riêng để hướng dẫn, hỗ trợ sinh viên không chỉ về vấn đề học tập mà còn về các vấn đề liên quan đến cuộc sống của các em tại TTU.

Ngành điện – điện tử: sinh viên được trang bị các kiến thức về kỹ thuật điện, điện tử và kỹ thuật máy tính, các thiết kế vi mạch và thiết bị điện tử, hệ thống kỹ thuật số và tín hiệu, trường điện từ.

Chuyên ngành VIỄN THÔNG: Sinh viên có cơ hội tiếp cận các công nghệ và phương pháp truyền dữ liệu: Internet, sóng radio, sóng rada, sóng vệ tinh, mạng không dây, mạng cáp quang, mạng 2G, 3G, 4G…

Chuyên ngành MẠNG VÀ HỆ THỐNG MÁY TÍNH: Sinh viên sẽ nắm được các kiến thức về mạng máy tính bao gồm các giao thức mạng và Internet (Internet và các hệ thống máy tính hoạt động như thế nào), mạng không dây, bảo mật và an ninh mạng; phân tích, thiết kế và phát triển các hệ thống phân tán và lưới điện toán dựa trên mạng máy tính, Internet và điện toán đám mây…

Chuyên ngành KHOA HỌC TÍNH TOÁN: Trang bị cho sinh viên các kiến thức về phương pháp (phân tích, thống kê, mô phỏng, tối ưu hóa…) và ngôn ngữ lập trình (Fortran, Matlab, …) dùng để tính toán và mô phỏng trong các ngành khoa học như công nghệ sinh học, vật lý, y học, xây dựng…

Ngành khoa học máy tính: Sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức về ngôn ngữ lập trình (Java và C/C++), phương pháp và kỹ năng lập trình, thiết kế và đánh giá giải thuật, phân tích và thiết kế chương trình phần mềm, kiến trúc máy tính và hệ điều hành; đồng thời chuyển tải cho sinh viên những bài giảng cập nhật nhất về ngôn ngữ máy tính để bắt kịp với xu thế phát triển nhanh của công nghệ thông tin.

Chuyên ngành HỆ THỐNG THÔNG MINH: Sinh viên sẽ được trang bị các thuật toán thông minh (bộ não của máy tính), các hệ tiếp nhận và xử lý thông tin như thị giác máy tính, máy học, xử lý ngôn ngữ, khai thác dữ liệu, tính toán và mô phỏng…

Chuyên ngành HỆ THỐNG THÔNG TIN: Chuyên về các phương pháp, công nghệ và các công cụ để phân tích, thiết kế, thi công, quản lý và khai thác hiệu quả một hệ thống thông tin trong một doanh nghiệp. Các môn học bao gồm: hệ cơ sở dữ liệu, khai thác dữ liệu, phân tích và thiết kế hệ thống thông tin, các hệ thống phân tán, lập trình web, điện toán đám mây…

Chuyên ngành MẠNG VÀ HỆ THỐNG MÁY TÍNH: Sinh viên sẽ nắm được các kiến thức về mạng máy tính bao gồm các giao thức mạng và Internet (Internet và các hệ thống máy tính hoạt động như thế nào), mạng không dây, bảo mật và an ninh mạng; phân tích, thiết kế và phát triển các hệ thống phân tán và lưới điện toán dựa trên mạng máy tính, Internet và điện toán đám mây…

Chuyên ngành KHOA HỌC TÍNH TOÁN: Trang bị cho sinh viên các kiến thức về phương pháp (phân tích, thống kê, mô phỏng, tối ưu hóa…) và ngôn ngữ lập trình (Fortran, Matlab, …) dùng để tính toán và mô phỏng trong các ngành khoa học như công nghệ sinh học, vật lý, y học, xây dựng…

Chuyên ngành QUẢN LÝ KỸ THUẬT: Chuyên ngành này bao gồm các khóa học bắt buộc về quản lý kinh tế, kế toán, quản lý tài chính. Sinh viên có thể chọn từ 3 đến 5 môn trong các môn sau: quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu, quản lý hậu cần và các hoạt động liên quan, đề án và hạ tầng tài chính, quản lý đề án, sáng tạo công nghệ và kinh doanh. Sự kết hợp giữa nền tảng vững chắc về kỹ thuật với ngành quản lý sẽ giúp sinh viên có nhiều cơ hội trước nhà tuyển dụng.

Chương trình học của Khoa liên tục được cập nhật để sinh viên có cơ hội tiếp cận với những kiến thức và kỹ thuật mới nhất, hiện đại nhất. Vào những năm cuối, sinh viên sẽ được giới thiệu thực tập tại các công ty lớn trong và ngoài nước. Từ đó sinh viên có thể dễ dàng tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp hoặc tiếp tục học và nghiên cứu sau đại học tại bất cứ trường đại học nào trên thế giới.