Ngành Công nghệ thông tin (CNTT) tại Việt Nam đang trải qua một giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ. Theo số liệu từ Bộ Thông tin và Truyền thông (2024 – 2025), thị trường IT Việt Nam cần bổ sung ít nhất 500.000 lao động công nghệ. Sự thiếu hụt này đã khiến mức lương ngành CNTT trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết, thu hút nhiều sinh viên theo học.
Nhưng vẫn có nhiều bạn thắc mắc về lương ngành công nghệ thông tin là bao nhiêu. Trong bài viết này, Đại học Tân Tạo sẽ giải đáp mức lương cụ thể của từng vị trí công việc của ngành CNTT nhé.
Ngành Công nghệ thông tin là gì?
Ngành Công nghệ thông tin hay còn được gọi là IT (Information Technology) là ngành nghề liên quan đến việc sử dụng máy tính và phần mềm để tạo ra, xử lý, lưu trữ, bảo vệ và trao đổi thông tin điện tử. Ngành này bao gồm nhiều lĩnh vực như phát triển phần mềm, quản trị mạng, an ninh mạng, thiết kế web, phân tích dữ liệu và nhiều chuyên ngành khác.
Trong thời đại số hóa hiện nay, CNTT đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của mọi doanh nghiệp. Với khả năng tự động hóa quy trình, tối ưu hóa nguồn lực và mở rộng thị trường, CNTT đã trở thành xương sống của nền kinh tế hiện đại, tạo đòn bẩy cho sự đổi mới và cạnh tranh toàn cầu.

Mức lương ngành Công nghệ thông tin tại Việt Nam
Đối với sinh viên mới tốt nghiệp, mức lương khởi điểm của ngành Công nghệ thông tin thấp nhất là 10 triệu đồng/tháng. Đối với nhân viên Công nghệ thông tin có kinh nghiệm và năng lực, mức lương sẽ dao động từ 10 triệu – 25 triệu đồng/tháng. Với các vị trí quản lý như Trưởng phòng hoặc Giám đốc thường nhận mức lương nằm trong khoảng 30 triệu – 60 triệu đồng/tháng.
Tuy nhiên, lương sẽ có sự khác biệt đáng kể giữa các vị trí công việc khác nhau trong ngành CNTT, phụ thuộc vào kỹ năng chuyên môn, kinh nghiệm và quy mô công ty. Cụ thể lương của từng ngành CNTT, Đại học Tân Tạo sẽ giải đáp chi tiết trong phần tiếp theo.
Mức lương ngành Công nghệ thông tin của các ngành cụ thể
Mức lương ngành Công nghệ thông tin sẽ có sự khác nhau đối với từng ngành nghề cụ thể. Bạn có thể tham khảo mức lương của một số ngành nghề sau đây:
Phát triển website – Web developer
Chuyên gia lập trình web xây dựng các website và ứng dụng hoạt động trên trình duyệt (Chrome, Firefox…). Công việc chính tập trung vào phát triển web động, mang lại trải nghiệm tương tác phong phú, khác biệt với web tĩnh chủ yếu hiển thị thông tin.
Mức lương của một Web Developer tại Việt Nam hiện nay dao động từ 10 – 24 triệu đồng/tháng. Mức lương này phụ thuộc vào kinh nghiệm, năng lực, cấp bậc và quy mô của công ty.

Lập trình viên
Mức lương của lập trình viên tại Việt Nam dao động từ 10 – 24 triệu đồng/tháng. Hiện tại, lập trình viên làm việc trong lĩnh vực điện toán đám mây đang có mức trung bình khoảng 1.750 USD mỗi tháng, còn trong lĩnh vực công nghệ cao là khoảng 1.700 USD/tháng. Mức lương của lập trình viên mới tốt nghiệp thường rơi vào khoảng 500 USD/tháng. Còn ở vị trí cao cấp, mức lương khoảng 1.150 USD/tháng.
Mức lương của lập trình viên sẽ tăng dần theo thời gian, cấp bậc, chức danh cũng như kinh nghiệm làm việc. Các vị trí chuyên viên cao cấp hoặc cao hơn như giám đốc, mức lương có thể lên đến 2.200 USD/tháng.

Chuyên gia an ninh mạng, chuyên gia bảo mật thông tin
Chuyên gia an ninh mạng (Cybersecurity Specialist) là người chịu trách nhiệm bảo vệ hệ thống mạng và dữ liệu khỏi các mối đe dọa, tấn công mạng. Thu nhập khởi điểm cho vị trí chuyên gia an ninh mạng dao động từ 500 – 700 USD/tháng. Đối với những cá nhân đã có nhiều năm kinh nghiệm, mức lương sẽ tăng lên đến 1.000 – 1.600 USD/tháng hoặc thậm chí có thể đạt vài ngàn USD tùy thuộc vào quy mô của doanh nghiệp.

Data Engineer
Data Engineer đóng vai trò thiết yếu trong việc kiến tạo các hệ thống lưu trữ dữ liệu an toàn và bảo mật. Bên cạnh đó, họ còn chịu trách nhiệm giám sát và quản lý luồng dữ liệu đến từ đa dạng các nguồn cơ sở dữ liệu. Mức thu nhập của kỹ sư dữ liệu có sự khác biệt tùy thuộc vào trình độ, địa điểm làm việc và số năm kinh nghiệm.
- Người mới: Sinh viên mới tốt nghiệp hoặc đang là thực tập sinh nhưng đã có kiến thức cơ bản vững chắc và kỹ năng cần thiết để thực hiện các công việc, mức lương khoảng 500 – 600 USD/tháng, phụ thuộc vào năng lực của từng người.
- Nhân viên chính thức: Sau một thời gian tích lũy kinh nghiệm, hiểu rõ về quá trình làm việc và kiến thức kỹ thuật, mức lương của Data Engineer có thể nằm trong khoảng từ 700 – 1.500 USD/tháng.
- Cấp quản lý: Các vị trí quản lý như Leader, Manager… đòi hỏi nhiều kỹ năng khác nhau, bao gồm cả việc xây dựng kế hoạch phát triển. Do đó, mức lương của các vị trí này thường rất hấp dẫn, dao động từ 1.500 – 5.000 USD/tháng, tùy thuộc vào công ty và mức độ phát triển của vị trí đó.
- Cấp cao: Các vị trí cấp cao sẽ định hướng phát triển của toàn bộ công ty và xây dựng kế hoạch để thúc đẩy giá trị từ công nghệ. Với trách nhiệm lớn, mức lương của vị trí này có thể lên tới 6.000 USD/tháng.

Khoa học dữ liệu
Khoa học dữ liệu (Data Science) là lĩnh vực liên ngành kết hợp kiến thức về toán học, thống kê, máy học và lập trình để phân tích và giải thích dữ liệu phức tạp. Do tính phức tạp và yêu cầu cao trong công việc, mức lương của các nhà khoa học dữ liệu rất hấp dẫn, khoảng 141.000 USD mỗi năm, tương đương khoảng 3,2 tỷ đồng. Theo Glassdoor và các nền tảng tuyển dụng khác, nhà khoa học dữ liệu là một trong những vị trí được trả lương cao nhất trong lĩnh vực CNTT. Tại Việt Nam, mức lương khởi điểm thường từ 15-20 triệu đồng/tháng cho người mới vào nghề và có thể tăng lên đáng kể theo kinh nghiệm và chuyên môn.

Phát triển game
Game Developer (Nhà phát triển trò chơi) là người chịu trách nhiệm thiết kế, lập trình và phát triển các trò chơi điện tử trên nhiều nền tảng khác nhau như máy tính, điện thoại di động, và các thiết bị chơi game.
Theo số liệu từ các nền tảng tuyển dụng hàng đầu, mức lương khởi điểm cho một nhà phát triển trò chơi có thể dao động từ 12 – 18 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, số tiền này cũng có thể tăng lên tùy thuộc vào kinh nghiệm và hiệu quả của trò chơi. Các công ty game lớn tại Việt Nam như VNG, Gameloft hay Amanotes thường có mức đãi ngộ cao hơn thị trường, có thể lên đến 30-45 triệu đồng/tháng cho các vị trí senior.

Nhân viên quản trị cơ sở, dữ liệu
Database Administrator (DBA – Quản trị viên cơ sở dữ liệu) là người chịu trách nhiệm quản lý, bảo mật và đảm bảo hiệu suất của hệ thống cơ sở dữ liệu. Họ thiết kế, triển khai, bảo trì và khắc phục sự cố cho cơ sở dữ liệu, đồng thời đảm bảo tính sẵn sàng, bảo mật và khả năng phục hồi của dữ liệu.
Đối với các sinh viên thực tập hoặc vừa ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm, mức lương có thể dao động từ 10 – 15 triệu đồng mỗi tháng. Tại các công ty lớn, nhân viên quản trị dữ liệu có thể kiếm được từ 15 – 25 triệu mỗi tháng nếu đã tích lũy được kinh nghiệm làm việc. Với sự phát triển của Big Data và nhu cầu xử lý dữ liệu lớn, vai trò của DBA đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, đặc biệt tại các tổ chức tài chính, thương mại điện tử và công ty công nghệ.

Kỹ sư điện toán đám mây – Cloud Engineer
Kỹ sư điện toán đám mây (Cloud Engineer) là chuyên gia phụ trách thiết kế, triển khai, quản lý và hỗ trợ các hệ thống điện toán đám mây. Họ làm việc với các nền tảng đám mây phổ biến như AWS, Google Cloud, Microsoft Azure để xây dựng và duy trì cơ sở hạ tầng đám mây. Công việc bao gồm thiết kế kiến trúc đám mây, tự động hóa quy trình triển khai, tối ưu hóa chi phí và hiệu suất, đảm bảo an ninh và tuân thủ quy định.
Kỹ sư điện toán đám mây có mức lương trung bình dao động từ 146.000 – 174.500 USD mỗi năm. Theo báo cáo của Vietnamworks và TopDev, nhu cầu về kỹ sư điện toán đám mây tại Việt Nam đang tăng mạnh, với mức lương khởi điểm từ 20-25 triệu đồng/tháng cho người có 1-2 năm kinh nghiệm.

Kỹ sư trí tuệ nhân tạo (AI)
Kỹ sư trí tuệ nhân tạo (AI Engineer) là người phát triển, triển khai và duy trì các hệ thống và ứng dụng sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo cho doanh nghiệp. Họ xây dựng các mô hình máy học và học sâu để giải quyết các vấn đề phức tạp như nhận dạng hình ảnh, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, hệ thống gợi ý và ra quyết định tự động.
Mức lương trí kỹ sư trí tuệ nhân tạo hiện đang ở mức 119.000 USD mỗi năm, tương đương khoảng 2,7 tỷ đồng mỗi năm. Tại Việt Nam, mức lương của kỹ sư AI thường dao động từ 25-60 triệu đồng/tháng tùy theo kinh nghiệm và chuyên môn. Các chuyên gia hàng đầu làm việc cho các công ty đa quốc gia hoặc công ty công nghệ lớn có thể nhận mức lương cao hơn nhiều, thậm chí tương đương các nước phát triển.
Các vị trí quản lý ng

Các vị trí quản lý ngành IT
Các vị trí quản lý trong ngành IT bao gồm nhiều cấp bậc khác nhau như Trưởng nhóm (Team Leader), Quản lý dự án (Project Manager), Giám đốc công nghệ thông tin (CIO) và Giám đốc kỹ thuật (CTO). Họ chịu trách nhiệm lãnh đạo các đội ngũ kỹ thuật, quản lý dự án CNTT, xây dựng chiến lược công nghệ và đảm bảo việc triển khai công nghệ phù hợp với mục tiêu kinh doanh.
Tại Việt Nam, các vị trí quản lý IT có mức lương trung bình từ 30-80 triệu đồng/tháng. Đối với các vị trí cấp cao như CIO hay CTO tại các tập đoàn lớn, mức lương có thể lên đến 100-150 triệu đồng/tháng hoặc cao hơn, tùy thuộc vào quy mô công ty và trách nhiệm công việc.

Blockchain và FinTech
Blockchain và FinTech là hai lĩnh vực công nghệ tài chính đang phát triển mạnh mẽ. Chuyên gia Blockchain phát triển và triển khai các giải pháp dựa trên công nghệ chuỗi khối, bao gồm các hợp đồng thông minh, ứng dụng phi tập trung (DApps) và các giải pháp thanh toán. Trong khi đó, các chuyên gia FinTech tập trung vào việc ứng dụng công nghệ vào lĩnh vực tài chính, từ ví điện tử, cho vay ngang hàng đến các nền tảng quản lý tài sản và đầu tư tự động.
Theo khảo sát mới nhất về thị trường việc làm CNTT, mức lương cho các vị trí trong lĩnh vực Blockchain và FinTech tại Việt Nam như sau:
- Blockchain Developer: Khoảng 40 – 60 triệu đồng/tháng (tuỳ từng cấp bậc)
- FinTech Analyst: Khoảng 30 – 45 triệu đồng/tháng (tuỳ từng cấp bậc)
- Blockchain Security Expert: Khoảng 50 – 80 triệu đồng/tháng (tuỳ từng cấp bậc).
Kiểm thử phần mềm (Software Testing)
Kiểm thử phần mềm (Software Testing) là quá trình đánh giá và xác minh rằng một sản phẩm phần mềm hoặc ứng dụng hoạt động đúng như mong đợi. Chuyên gia kiểm thử phần mềm (Software Tester/QA Engineer) thiết kế và thực hiện các trường hợp kiểm thử, phát hiện và báo cáo lỗi, đảm bảo chất lượng phần mềm trước khi phát hành.
Mức lương của các chuyên gia kiểm thử phần mềm tại Việt Nam hiện nay như sau:
- Junior Tester: Từ 10 – 15 triệu đồng/tháng
- Mid-level Tester: Từ 15 – 25 triệu đồng/tháng
- Senior Tester: Từ 25 – 40 triệu đồng/tháng
- Automation Tester: Từ 20 – 35 triệu đồng/tháng
- QA Lead/Manager: Từ 40 – 70 triệu đồng/tháng
Yếu tố ảnh hưởng đến mức lương ngành Công nghệ thông tin
Mức lương ngành Công nghệ thông tin sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố dưới đây.
Kinh nghiệm
Kinh nghiệm làm việc là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến mức lương CNTT. Theo báo cáo của TopDev và VietnamWorks, mỗi năm kinh nghiệm có thể giúp mức lương tăng từ 15-30%. Chuyên gia với 5-7 năm kinh nghiệm thường nhận mức lương cao gấp 2-3 lần so với người mới vào nghề. Đặc biệt, kinh nghiệm thực tế với các dự án lớn, công nghệ mới hoặc các môi trường quốc tế được đánh giá cao hơn hẳn.
Nơi làm việc
Khu vực địa lý đóng vai trò quyết định trong việc xác định mức lương CNTT. Các trung tâm công nghệ lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng thường có mức lương cao hơn 20-30% so với các tỉnh thành khác. Ngoài ra, công ty nước ngoài, đặc biệt là các công ty đa quốc gia từ Mỹ, EU, Nhật Bản hay Hàn Quốc thường trả lương cao hơn 30-50% so với công ty trong nước cùng quy mô.
Technical Background
Nền tảng kỹ thuật và bằng cấp chuyên môn có ảnh hưởng lớn đến mức lương. Theo nghiên cứu của ITviec, các kỹ sư với bằng thạc sĩ hoặc tiến sĩ CNTT có thể nhận mức lương cao hơn 25-40% so với bằng cử nhân. Các chứng chỉ chuyên nghiệp được công nhận quốc tế như AWS, Microsoft, Cisco, hoặc chứng chỉ an ninh mạng CISSP, CEH cũng giúp tăng mức lương đáng kể, đặc biệt trong các lĩnh vực chuyên sâu.
Nên học Công nghệ thông tin ở đâu?
Đại học Tân Tạo (TTU) là một trong số ít trường đại học áp dụng mô hình giáo dục khai phóng tại Việt Nam, với chương trình đào tạo các ngành Công nghệ thông tin định hướng cá nhân hóa theo năng lực, sở thích và mục tiêu nghề nghiệp của từng sinh viên. Chương trình học chú trọng các lĩnh vực hiện đại như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, lập trình phần mềm… cùng đội ngũ giảng viên là các tiến sĩ tốt nghiệp từ Pháp, Mỹ, Nhật, Hàn. TTU hiện đào tạo ba ngành chính trong lĩnh vực này: Khoa học Máy tính (Computer Science), Khoa học Dữ liệu (Data Science) và Trí tuệ Nhân tạo (Artificial Intelligence).
Sinh viên CNTT tại TTU được học hoàn toàn bằng tiếng Anh, thực hành tại phòng máy chủ hiện đại, và tham gia các cuộc thi công nghệ lớn. Nhiều sinh viên từng đạt giải tại Vietnam Rust Hackathon, được tài trợ nghiên cứu tại Viện Toán, hoặc nhận học bổng sau đại học tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Phần Lan. Cựu sinh viên đang làm việc tại các công ty như TMA, Websparks Việt Nam (Singapore), Simpson Strong-Tie, Pi Associated….
Theo khảo sát từ phòng Quan hệ doanh nghiệp của TTU, sinh viên tốt nghiệp ngành CNTT từ trường có mức lương khởi điểm trung bình từ 10-15 triệu đồng/tháng, cao hơn 20-30% so với mặt bằng chung.

Kết bài
Ngành Công nghệ thông tin tại Việt Nam đang có sự phát triển mạnh mẽ với mức lương hấp dẫn và nhiều cơ hội nghề nghiệp. Tùy vào từng vị trí công việc cụ thể, mức lương có thể dao động từ vài triệu đến hàng trăm triệu đồng mỗi tháng. Các yếu tố như kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn, nơi làm việc và bằng cấp đều có ảnh hưởng đáng kể đến mức lương của bạn trong ngành này. Hy vọng rằng bài viết đã giúp bạn trả lời được thắc mắc công nghệ thông tin lương bao nhiêu.
Nếu bạn đang tìm kiếm một môi trường đào tạo chất lượng để có thể đạt được mức lương cao sau khi tốt nghiệp, Đại học Tân Tạo với chương trình đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực Công nghệ thông tin là một lựa chọn đáng cân nhắc. Hãy liên hệ với TTU ngay hôm nay để biết thêm thông tin chi tiết về chương trình đào tạo các ngành Công nghệ thông tin và các cơ hội học bổng.