Ngành y gồm những khoa nào? Cơ hội và thách thức khi học ngành Y

32

Nhiều học sinh đang ấp ủ ước mơ khoác lên mình chiếc áo blouse trắng, cống hiến cho sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cộng đồng nhưng vẫn còn băn khoăn ngành y gồm những khoa nào?

Thế nên trong bài viết này, trường Đại học Tân Tạo sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc phía trên. Nội dung chính là giới thiệu các khoa trong ngành Y đang được giảng dạy phổ biến tại các trường đại học Y Việt Nam, đồng thời phân tích những cơ hội rộng mở và thách thức không nhỏ đang chờ đón các bác sĩ, nhân viên y tế tương lai.

1. Y khoa/Y đa khoa

Y khoa (hay còn gọi là Y đa khoa) chuyên đào tạo các y sĩ, bác sĩ, bác sĩ nội trú, bác sĩ chuyên khoa,… tập trung trang bị cho sinh viên nền tảng kiến thức y học vững chắc, từ khoa học cơ bản như giải phẫu, sinh lý, hóa sinh… đến y học lâm sàng nội, ngoại, sản, nhi… Sinh viên Y khoa được rèn luyện kỹ năng chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa các bệnh lý phổ biến ở nhiều chuyên khoa khác nhau.

Sau khi tốt nghiệp, bác sĩ Y đa khoa có khả năng khám chữa bệnh ban đầu, xử lý các tình huống cấp cứu thông thường và đưa ra định hướng điều trị chuyên sâu khi cần thiết. Họ có thể công tác tại các bệnh viện đa khoa, phòng khám, trung tâm y tế ở mọi tuyến, hoặc tiếp tục học sau đại học để trở thành bác sĩ chuyên khoa.

Y đa khoa
Y Đa Khoa

2. Răng Hàm Mặt

Răng Hàm Mặt đào tạo các bác sĩ chuyên sâu về chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến răng, hàm, mặt và các cấu trúc liên quan trong khoang miệng. Sinh viên sẽ được học về nha khoa tổng quát, nha khoa phục hồi (trám răng, làm răng giả), nha khoa thẩm mỹ, phẫu thuật trong miệng, chỉnh nha (niềng răng), điều trị các bệnh lý về nướu, tủy răng…

Bác sĩ Răng Hàm Mặt sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các bệnh viện có khoa RHM, phòng khám nha khoa công lập hoặc tư nhân, tự mở phòng khám riêng, hoặc tham gia giảng dạy, nghiên cứu tại các trường đại học, viện nghiên cứu.

Răng hàm mặt
Răng hàm mặt

3. Y tế ng cộng

Khoa Y tế Công cộng bồi dưỡng sinh viên về khoa học cơ bản, khoa học xã hội, y tế công cộng, y tế cơ sở, sức khỏe môi trường, dinh dưỡng cộng đồng…Các chuyên gia Y tế công cộng hướng đến việc bảo vệ và cải thiện sức khỏe cho cả cộng đồng.

Sinh viên tốt nghiệp y tế công cộng không trực tiếp khám chữa bệnh mà thường làm việc tại các Viện Vệ sinh dịch tễ, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) các cấp, các cơ quan quản lý nhà nước về y tế, các tổ chức phi chính phủ (NGOs) trong lĩnh vực y tế, hoặc các dự án nghiên cứu cộng đồng.

Y tế công cộng
Y tế công cộng

4. Y học Cổ truyền

Y học Cổ truyền đào tạo các bác sĩ có khả năng kế thừa, phát huy và kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại. Sinh viên được học lý luận cơ bản về Âm dương, Ngũ hành, Kinh lạc…, các phương pháp chẩn đoán, điều trị bằng thuốc nam, thuốc bắc, châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt… song song với kiến thức y học hiện đại cần thiết.

Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các bệnh viện y học cổ truyền, trong bệnh viện đa khoa, phòng khám tư nhân, các cơ sở nghiên cứu, bảo tồn và phát triển dược liệu.

Y học cổ truyền
Y học cổ truyền

5. Y học dự phòng

Tương tự Y tế công cộng, khoa Y học dự phòng cũng tập trung vào việc ngăn ngừa bệnh tật và bảo vệ sức khỏe cộng đồng, nhưng có phần nghiêng về các biện pháp can thiệp trực tiếp hơn. Chương trình đào tạo cung cấp kiến thức về dịch tễ học, vi sinh, ký sinh trùng, miễn dịch học, sức khỏe môi trường, sức khỏe nghề nghiệp, an toàn vệ sinh thực phẩm, dinh dưỡng cộng đồng và các chương trình tiêm chủng mở rộng.

Sinh viên tốt nghiệp y học dự phòng có vai trò then chốt trong việc phát hiện sớm các nguy cơ sức khỏe, điều tra và kiểm soát dịch bệnh, triển khai các chương trình can thiệp dự phòng, giám sát chất lượng môi trường và an toàn thực phẩm. Nơi làm việc phổ biến là các Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Viện nghiên cứu chuyên ngành, các cơ quan quản lý nhà nước về y tế dự phòng, các trung tâm y tế dự phòng quận/huyện.

Y học dự phòng
Y học dự phòng

6. Điều dưỡng

Ngành Điều dưỡng đào tạo những chuyên gia có kiến thức về khoa học sức khỏe, y học cơ sở và chuyên môn điều dưỡng, cùng với kỹ năng thực hành chăm sóc toàn diện, bao gồm theo dõi tình trạng bệnh nhân, thực hiện y lệnh của bác sĩ (tiêm thuốc, truyền dịch, thay băng…), chăm sóc vệ sinh, dinh dưỡng, phục hồi chức năng và giáo dục sức khỏe cho người bệnh và gia đình họ.

Sau khi tốt nghiệp ngành Điều dưỡng sinh viên sẽ làm việc tại các bệnh viện, phòng khám, trung tâm y tế, viện dưỡng lão, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà. Họ cũng có thể tham gia giảng dạy hoặc nghiên cứu. Với vai trò ngày càng được nâng cao, điều dưỡng không chỉ là người thực thi y lệnh mà còn là người quản lý chăm sóc, đánh giá và đáp ứng các nhu cầu phức tạp của bệnh nhân, góp phần quan trọng vào chất lượng điều trị và sự hài lòng của người bệnh.

Khoa Điều dưỡng
Khoa Điều dưỡng

7. Khoa Kỹ thuật Y học

Kỹ thuật Y học là lĩnh vực ứng dụng các nguyên lý khoa học kỹ thuật vào y tế, đóng vai trò cầu nối giữa công nghệ và chăm sóc sức khỏe. Ngành này bao gồm nhiều chuyên ngành nhỏ hơn như:

  • Kỹ thuật Xét nghiệm Y học: Đào tạo kỹ thuật viên thực hiện các xét nghiệm máu, nước tiểu, dịch cơ thể… giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh.
  • Kỹ thuật Hình ảnh Y học: Đào tạo kỹ thuật viên vận hành các thiết bị chẩn đoán hình ảnh như X-quang, siêu âm, CT-scan, MRI…
  • Kỹ thuật Phục hồi chức năng (Vật lý trị liệu): Sẽ được đề cập riêng ở mục dưới.

Sinh viên được trang bị kiến thức về khoa học cơ bản, y học cơ sở và chuyên sâu về kỹ thuật thuộc lĩnh vực mình chọn, cùng kỹ năng vận hành, bảo trì thiết bị y tế, thực hiện các quy trình kỹ thuật chính xác và an toàn. Kỹ thuật viên y học làm việc tại các khoa Xét nghiệm, Chẩn đoán hình ảnh của bệnh viện, các trung tâm xét nghiệm, phòng khám, công ty thiết bị y tế.

Khoa Kỹ thuật Y học
Khoa Kỹ thuật Y học

8. Phục hồi chức năng (Vật lý trị liệu)

Phục hồi chức năng là khoa đào tạo các Kỹ thuật viên Vật lý trị liệu/Phục hồi chức năng, những người sử dụng các phương pháp vật lý (vận động trị liệu, nhiệt trị liệu, điện trị liệu, thủy trị liệu…) và các hoạt động trị liệu để cải thiện chức năng vận động, giảm đau, tăng cường sức mạnh cơ bắp và khả năng thích nghi cho bệnh nhân.

Sinh viên học về giải phẫu chức năng, sinh lý vận động, các bệnh lý gây khuyết tật (thần kinh, cơ xương khớp, tim mạch, hô hấp…) và các kỹ thuật can thiệp phục hồi chức năng tương ứng.

Sinh viên sau khi tốt nghiệp thì sẽ làm việc tại bệnh viện, các trung tâm phụ hồi chức năng, trung tâm thể dục thể thao, trường học giáo dục đặc biệt.

Phục hồi chức năng (Vật lý trị liệu)
Phục hồi chức năng (Vật lý trị liệu)

9. Khoa Dược

Dược học là khoa học về thuốc, bao gồm việc nghiên cứu, sản xuất, phân phối, quản lý, tư vấn sử dụng thuốc và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe. Ngành Dược đào tạo các Dược sĩ có kiến thức chuyên sâu về hóa dược, dược liệu, dược lý (tác động của thuốc lên cơ thể), bào chế (sản xuất các dạng thuốc), dược lâm sàng (tư vấn sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả), quản lý và kinh tế dược.

Dược sĩ sau khi tốt nghiệp có rất nhiều lựa chọn nghề nghiệp: làm việc tại nhà thuốc (bán lẻ hoặc bệnh viện), các công ty sản xuất, kinh doanh dược phẩm, các viện kiểm nghiệm thuốc, các cơ quan quản lý nhà nước về dược (Cục Quản lý Dược, Sở Y tế), tham gia nghiên cứu và phát triển thuốc mới, hoặc giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng.

Khoa Dược
Khoa Dược

Cơ hội và thách thức khi học ngành Y

Lựa chọn theo đuổi ngành Y là một quyết định quan trọng, đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng về cả cơ hội và thách thức.

Cơ hội

Nhu cầu nhân lực cao và ổn định: Nhu cầu chăm sóc sức khỏe không ngừng tăng lên cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội và già hóa dân số. Điều này đảm bảo một thị trường lao động rộng lớn và ổn định cho nhân lực ngành Y. Các báo cáo dự báo cho thấy Việt Nam cần bổ sung hàng chục nghìn bác sĩ, điều dưỡng và kỹ thuật viên y học trong những năm tới để đáp ứng nhu cầu thực tế.

Sự phát triển của khoa học ng nghệ: Công nghệ đang thay đổi bộ mặt ngành Y một cách mạnh mẽ. Trí tuệ nhân tạo (AI) hỗ trợ chẩn đoán, robot phẫu thuật, y tế từ xa (telemedicine), các thiết bị đeo theo dõi sức khỏe… mở ra những phương pháp điều trị hiệu quả hơn, đồng thời tạo ra những lĩnh vực nghề nghiệp mới cho nhân lực y tế am hiểu công nghệ.

Hội nhập quốc tế: Việc Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do như AEC và TPP (nay là CPTPP) tạo điều kiện cho sự dịch chuyển lao động trong khối ASEAN và các nước thành viên, mở ra cơ hội làm việc và học tập quốc tế cho các bác sĩ, điều dưỡng, dược sĩ… có trình độ chuyên môn và ngoại ngữ tốt.

Thách thức

Áp lực học tập và ng việc cao: Chương trình đào tạo ngành Y rất nặng, đòi hỏi sinh viên phải nỗ lực học tập liên tục với khối lượng kiến thức khổng lồ và cường độ cao. Sau khi ra trường, áp lực công việc cũng rất lớn, với những ca trực đêm, tình huống cấp cứu căng thẳng, và trách nhiệm nặng nề đối với sức khỏe, tính mạng con người.

Yêu cầu cập nhật kiến thức liên tục: Y học là một lĩnh vực phát triển không ngừng. Các kỹ thuật mới, thuốc mới, phác đồ điều trị mới liên tục ra đời, đòi hỏi người làm ngành Y phải học tập suốt đời để không bị tụt hậu.

Đòi hỏi kỹ năng mềm và đạo đức nghề nghiệp: Bên cạnh kiến thức chuyên môn, bác sĩ và nhân viên y tế cần có kỹ năng giao tiếp tốt để tương tác với bệnh nhân và đồng nghiệp, sự đồng cảm, lòng nhân ái, tính cẩn trọng, trung thực và tinh thần trách nhiệm cao.

Sự cạnh tranh và yêu cầu về kinh nghiệm thực tế: Mặc dù nhu cầu nhân lực cao, nhưng các nhà tuyển dụng ngày càng ưu tiên những ứng viên có kinh nghiệm thực tế và kỹ năng tốt. Sinh viên cần chủ động tích lũy kinh nghiệm ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường thông qua thực tập và các hoạt động thực tế.

Các câu hỏi thường gặp

Khoa nào trong ngành Y khó nhất?

Không có câu trả lời duy nhất và tuyệt đối. Mức độ “khó” phụ thuộc rất nhiều vào năng lực, sở thích, và quan điểm cá nhân của mỗi người. Tuy nhiên, dựa trên khối lượng kiến thức, thời gian đào tạo, và áp lực công việc, Y khoa (Y đa khoa) thường được xem là một trong những ngành học thử thách nhất.

Nên học Y ở trường nào?

Các trường đại học công lập lâu đời như Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, Đại học Y Phạm Ngọc Thạch, Đại học Cần Thơ… luôn là những lựa chọn tốt nhất cho các sinh viên. Bên cạnh đó, khối các trường đại học tư thục cũng là lựa chọn khá tốt vì chương trình đào tạo vẫn đạt chuẩn chất lượng của Bộ Giáo dục và Đào tạo, mà học sinh sẽ được giảm bớt áp lực thi cử, ví như Đại học Tân Tạo (TTU).

Kết luận

Ngành Y là một lĩnh vực rộng lớn với nhiều chuyên khoa đa dạng, mỗi khoa đều có những đặc thù và sứ mệnh riêng trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn trả lời câu hỏi “Ngành y gồm những khoa nào” và có cái nhìn rõ ràng hơn về bức tranh tổng thể của ngành.

Nếu bạn mong muốn một chương trình đào ngành Y chất lượng, thì Đại học Tân Tạo (TTU) là một lựa chọn đáng cân nhắc. Ngành Y của Đại học Tân Tạo áp dụng chương trình đào tạo được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn của các trường Y khoa Hoa Kỳ. Đặc biệt, TTU có chính sách học bổng toàn phần và ưu đãi học phí lên đến 70%. Hãy liên hệ với bộ phận tuyển sinh để được tư vấn cụ thể nhé.