Phỏng vấn Bà Đặng Thị Hoàng Yến (a.k.a Maya Dangelas), Ứng viên Giải thưởng cho Doanh nghiệp Xuất sắc & Bền vững Châu Á (ACES).

369

Vui lòng cho chúng tôi biết ngắn gọn về background giáo dục của bạn. Hãy cho chúng tôi biết liệu giáo dục chính quy có phải là công cụ dẫn đến thành công của bạn hay bạn đã học được nhiều hơn bằng cách làm thay vì học để làm.

Tôi là một doanh nhân, nhà kinh tế, học thuật, nhà giáo dục và nhà từ thiện. Tôi tốt nghiệp cử nhân Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 8 năm 1980. Và sau thời gian học tập không ngừng nghỉ, ngày 18 tháng 5 năm 2019 tôi đã giành được học vị Tiến sĩ Giáo dục tại Đại học New England (“UNE”), tại Biddeford, Maine, Hoa Kỳ. Đồng thời tôi cũng là Giáo sư Danh dự của Hiệp hội Học thuật Oxford, Vương Quốc Anh.

Ba tôi đã dạy “Nhà mình nghèo Ba mẹ không có gì để lại cho các con. Chỉ có học mới giúp con đổi đời.” và tôi cũng tin tưởng chỉ có giáo dục mới giúp người ta đổi đời, chính vì vậy mà tôi vẫn luôn không ngừng học hỏi, vươn lên để làm gương cho thế hệ trẻ.

Đồng thời, tôi cũng mong muốn muốn giúp hình thành thế hệ tiếp theo của người Việt Nam như những cá nhân cam kết tư duy sáng tạo và phản biện, học tập suốt đời, cá nhân liêm chính, trách nhiệm công dân và khả năng lãnh đạo. Nói cách khác, tôi muốn chia sẻ với Việt Nam những gì tôi coi là một số khía cạnh tốt nhất của Hoa Kỳ. Đó cũng là lý do Tôi đã thành lập Đại học Tân Tạo (“TTU”), trường đại học tư thục phi lợi nhuận kiểu Hoa Kỳ đầu tiên tại Việt Nam tuân thủ các tiêu chuẩn kiểm định của Hoa Kỳ, mục tiêu của tôi là tạo ra một cơ sở giáo dục đại học với cùng triết lý giáo dục, tiêu chuẩn và thực hành như một trường đại học khai phóng của Hoa Kỳ.

Bạn có thần tượng nhân vật nào khi lớn lên không? Nếu vậy, ai và tại sao? Bạn học được gì từ họ?

Mỗi khi gặp khó khăn, hay những thử thách tưởng chừng không thể vượt qua được, tôi lại nghĩ đến Cha mình. Ông là tấm gương sáng của người say mê công việc, kiên định, không bao giờ bỏ cuộc. Hơn thế nữa, ông còn là người giàu lòng nhân ái và luôn quan tâm đến người khác. Tôi luôn nhớ đến hình ảnh sau khi kết thúc hội nghị, ông luôn luôn kiểm tra và đảm bảo rằng cộng sự và người tài xế được xếp ngồi vào bàn ăn trưa rồi ông mới về chỗ mình cùng các quan khách, Ông cũng luôn coi trọng và đặt tri thức lên hàng đầu. Chính điều này đã tạo nên động lực và sức ảnh hưởng nhất định đối với sự coi trọng giáo dục và sự học hỏi liên tục không mệt mỏi trong cả cuộc đời tôi. Cha đóng vai trò định hướng trong sự phát triển và trưởng thành của tôi, thúc đẩy tôi không ngừng cố gắng để trở thành tấm gương tốt cho đàn em và thế hệ trẻ.

Bạn có ngưỡng mộ doanh nhân nào không? Điều gì về họ ảnh hưởng với bạn?

Là một doanh nhân tôi ngưỡng mộ Ông Warrant Buffett bởi Chiến lược đầu tư lâu dài, sự khôn ngoan và tỉnh táo trong đầu tư và luôn biết ngừng đúng lúc để mang lại lợi nhuận cao nhất. Ông có triết lý đầu tư khá táo bạo và nổi tiếng “Hãy sợ hãi khi người khác tham lam và hãy tham lam khi người khác sợ hãi” “Phải biết đầu tư dài hạn”. Triết lý thể hiện sự tỉnh táo và bản lĩnh trong đầu tư của Warrant Bufett, nhờ vậy mà ông giữ được “một cái đầu lạnh” khi thị trường đang chao đảo. Cụ thể là năm 2008 khi thị trường tài chính toàn cầu đứng trước cơn khủng hoảng nghiêm trọng, Buffett đã tận dụng cơ hội đầu tư 25 tỷ USD vào các cổ phiếu có giá trị cao. 6 năm sau đó, ông thu về 10 tỷ USD.

Ngoài việc làm tốt về mặt tài chính, những yếu tố nào quan trọng để một người được xem là ‘thành công’?

Đối với tôi, thành công không chỉ đến từ sự giàu có và các giá trị về vật chất mà thành công còn đến từ sự chăm lo cho cộng đồng, đào tạo và cho thế hệ trẻ cơ hội. Các giá trị đạo đức luôn được tôi đặt lên hàng đầu.

Trong suốt những năm vừa qua, tôi không ngừng cố gắng mang đến các giá trị nhân văn, giúp đỡ cộng đồng cả ở Việt Nam và Hoa Kỳ, cụ thể là tạo hàng chục nghìn công ăn việc làm cho công nhân viên ở các Khu công Nghiệp dự án do Tập đoàn Tân Tạo làm chủ đầu tư, biến các khu vực nông nghiệp nghèo nàn, đất phèn, hoang hóa thành các khu đô thị sầm uất, các khu công nghiệp công nghệ cao, thành lập Đại học Tân Tạo cấp hơn 20.000 học bổng cho các sinh viên có năng khiếu để họ cũng có cơ hội nhận được một nền giáo dục chất lượng theo mô hình của các trường đại học nghiên cứu hàng đầu ở Hoa Kỳ. Tôi cũng đã đóng góp hàng triệu đô la để giúp đỡ các sinh viên có năng khiếu ở Hoa Kỳ và các tổ chức từ thiện khác.

Bạn khác biệt như thế nào về tính cách và phong cách lãnh đạo so với các đồng nghiệp khác trong ngành? Tại sao sự khác biệt đó đã giúp bạn thành công?

Tôi nghĩ là một nhà lãnh đạo giỏi những phẩm chất không thể thiếu là niềm đam mê với công việc, sự sáng tạo, ý chí không bao giờ bỏ cuộc, tin tưởng vào những việc mình làm, nhưng cái tạo nên sự khác biệt trong phong cách lãnh đạo của tôi chính là việc tôi luôn đặt các giá trị đạo đức là tiêu chí hàng đầu. Chính những giá trị ấy mới thực sự tạo nên sự thành công của một nhà lãnh đạo và tạo nên sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Những đặc điểm tạo nên một nhà lãnh đạo giỏi?

Như đã chia sẻ, để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi một trong những yếu tố không thể thiếu đó là không ngừng học tập, vì chỉ có giáo dục và tri thức mới mang lại thành công. Hơn nữa, muốn thành công ở bất kỳ một phương diện nào thì điều không thể không kể đến đó chính là niềm đam mê, luôn làm việc và cống hiến hết mình, quên mình vì công việc, không nề hà khó khăn, thử thách. Do tôi luôn đề cao các giá trị đạo đức trong kinh doanh, nên ngoài sự phát triển của doanh nghiệp về mặt tài chính, một nhà lãnh đạo giỏi cần phải luôn quan tâm và có trách nhiệm với cộng đồng, nhằm đóng góp, xây dựng và phát triển cộng đồng.

Bạn có nghĩ rằng ý tưởng về lãnh đạo đã thay đổi trong nhiều thập kỷ? Nếu đồng ý, bạn cho biết thay đổi như thế nào? Nếu không, tại sao?

Cùng với sự phát triển ngày cành mạnh mẽ của khoa học – công nghệ, đồng thời sự hội nhập vào nên kinh tế toàn cầu theo xu hướng toàn cầu hóa cũng đưa ra những yêu cầu khắt khe hơn đối với người lãnh đạo. Những thay đổi của xã hội và nền kinh tế thị trường yêu cầu một nhà lãnh đạo phải thay đổi tư duy, áp dụng các công nghệ tiên tiến trong quá trình sản xuất, hay cập nhật các xu hướng mới nhằm đem lại chất lượng dịch vụ tốt nhất cho doanh nghiệp của mình. Đồng thời, người lãnh đạo luôn phải đi đầu và thích nghi với các thay đổi trong quá trình toàn cầu hóa, vì đây vừa là cơ hội để đưa doanh nghiệp vươn tầm quốc tế, mở rộng thị trường vừa là thách thức do tính cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường. Bên cạnh đó, muốn phát triển bền vững đòi hỏi người lãnh đạo quan tâm và có trách nhiệm với các vấn đề cộng đồng, ý thức bảo vệ môi trường, các giá trị nhân văn và đạo đức phải được nâng cao.

Bạn là kiểu nhà lãnh đạo nào? Phong cách lãnh đạo của bạn là gì và nó đã được phát triển như thế nào? Nó đến từ tính cách của bạn, trình độ học vấn của bạn (trường kinh doanh, v.v.) hay là sự kết hợp của nhiều yếu tố?

Tôi tin rằng phong cách lãnh đạo của tôi là nhìn xa trông rộng. Trong tâm trí của tôi luôn nhớ đến lời dạy của Cha “Con là con chim đầu đàn, con bay theo hướng nào thì các em con sẽ bay theo hướng đó” có lẽ vì vậy ngay từ trong gia đình đã hình thành trong tôi một trách nhiệm của người đi đầu dẫn dắt, định hướng cho đàn em. Đòi hỏi tôi phải có tầm nhìn xa trông rộng về tương lai, luôn muốn làm những điều mới, tìm các cơ hội mới, không bao giờ từ bỏ kể cả khi phải đối mặt với khó khăn, thử thách.

Một phần phong cách này cũng được hình thành từ sự kết hợp của nhiều yếu tố: hoàn cảnh sống, tri thức và cả tính cách. Tôi sinh ra và lớn lên tại Việt Nam, một đất nước chịu nhiều khổ đau của chiến tranh và sự bất ổn định… điều đó buộc tôi luôn phải nhìn xa trông rộng để sinh tồn và phát triển…Thêm vào đó tri thức đã cho tôi khả năng nhận thức, phân tích đáng giá…Từ tất cả sự kết hợp đó đã hình thành lên phong cách lãnh đạo Mỹ của tôi.

Người điều hành doanh nghiệp phải là người lãnh đạo. Việc lãnh đạo giỏi có thể dạy được không? Nếu được, bạn sẽ dạy như thế nào?

Muốn trở thành người lãnh đạo thì bản thân người đó phải có tố chất và ham muốn trở thành người lãnh đạo. Nhưng muốn trở thành Người lãnh đạo giỏi chắc chắn phải được đào tạo…. Có nhiều yếu tố cần rèn luyện để trở thành người lãnh đạo giỏi tuy nhiên cần tập trung vào một số yếu tố tiên quyết. Thứ nhất, cần nuôi dưỡng tầm nhìn dài hạn bên cạnh đó là đưa ra các mục tiêu cụ thể theo mong đợi, kỳ vọng của các cổ đông, nhà đầu tư. Thứ hai, cần hướng dẫn đạo tạo các kỹ năng xử lý tình huống. Cuối cùng cũng không kém phần quan trọng là xây dựng văn hoá của Doanh Nghiệp mà người lãnh đạo phải luôn là ví dụ điển hình, đồng thời bên cạnh phát triển một Doanh nghiệp lành mạnh phải biết chăm lo cho cộng đồng, môi trường, vươn tới cái đẹp, xây dựng các giá trị đạo đức cốt lõi…

Bạn giải quyết các vấn đề về nguồn nhân lực như thế nào? Bạn có nhúng tay vào làm hay bạn giao phó? Bộ phận nhân sự giỏi có tầm quan trọng như thế nào đối với việc lãnh đạo tốt, tại sao?

Từ nhiều thập kỷ qua nguồn nhân lực luôn đóng một vai trò hết sức quan trọng, là nguồn vốn cốt lõi của một doanh nghiệp Bởi vì nguồn nhân lực có tính năng động, sáng tạo và hoạt động trí óc cảu con người sẽ tạo nên những giá trị hữu ích trong chiến lược phát triển của một doanh nghiệp.

Đào tạo lãnh đạo cho Doanh Nghiệp là nhiệm vụ của một CEO và Chairwoman. Cá nhân tôi tham gia trực tiếp đào tạo đội ngũ lãnh đạo… Vì đội ngũ lãnh đạo kế thừa là nền tảng vững chắc cho Doanh Nghiệp phát triển không ngừng và bền vững. Người lãnh đạo Doanh Nghiệp như người thuyền trưởng lèo lái con tàu giữa đại dương, chỉ có người thuyền trưởng giỏi mới đưa được con tàu của mình vượt qua mọi giông bão để đi đến bến bờ thành công…

Việc giành được Giải thưởng ACES có ý nghĩa như thế nào đối với bạn, và bạn hy vọng đạt được điều gì với giải thưởng này, bạn có nên được chọn là người được giải thưởng không?

ACES là giải thưởng dành cho các Doanh nghiệp bền vững và tiên phong tại Châu Á. Nhận được giải thưởng này là niềm vinh dự cũng như động lực cho tôi và Tập đoàn Tân Tạo cố gắng phát huy hơn nữa các giá trị cốt lõi, nhân đạo, trách nhiệm cộng đồng, cam kết phát triển bền vững và củng cố vị thế doanh nghiệp tiên phong trong những năm tiếp theo.

Tôi hy vọng giải thưởng này của tôi sẽ là một tấm gương sáng, nguồn động lực và cũng là mục tiêu cho các đội ngũ lãnh đạo trẻ kế thừa phấn đấu và cam kết phát huy hơn nữa tầm ảnh hưởng của doanh nghiệp với xã hội và đưa doanh nghiệp tăng trưởng bền vững cũng như đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng.