Con đường phía trước

234

Vừa qua, nhóm phóng viên chúng tôi đã xin được một cuộc hẹn phỏng vấn với GS. Thạch Nguyễn. Cuộc nói chuyện diễn ra thân tình, và chúng tôi đã được Giáo sư chia sẻ những nhận định khách quan về nền y học nước nhà, cũng như con đường nào cho ngành Y trong thời đại toàn cầu hoá này. Mời quý đọc giả cùng theo dõi cuộc phỏng vấn dưới đây.

1. Được biết Thầy là một vị giáo sư có tầm ảnh hưởng đặc biệt to lớn đối với nền móng tim mạch can thiệp tại Việt Nam và Trung Quốc từ những năm 1990 cho đến nay, là người đầu tiên “cầm tay chỉ việc” cho các bác sĩ Trung Quốc tại Bệnh Viện Đại học Y Bắc Kinh vàở Việt Nam tại Viện Tim mạch Hà Nội áp dụng những kỹ thuật hiện đại của Hoa Kỳ thời đó. Đã 20 năm trôi qua, Thầy đánh giá như thế nào về nền y khoa của nước nhà hiện nay.

Từ trái sang phải, BS Đỗ Doãn Lợi, hiện là Viện trưởng Viện Tim mạch học Hà Nội, BS Stephen Oesterle, nguyên phó chủ tịch công ty Medtronic, Inc, Minneapolis MN, Susan St Louis, phu nhân BS Khôi Lê, BS Thach Nguyen, BS Phạm Như Hùng, hiện là Giám đốc Phòng thông tim, Bệnh viện Tim Hà nội và GS Eugene Braunwald, trong chuyến làm việc của phái đoàn Mỹ tại Hà nội năm 1997.

GS. Thạch Nguyễn: Nhìn chung, cộng đồng các bác sĩ tim mạch can thiệp tại Việt Nam đã tạo nên một bước nhảy vọt từ rất sớm. Ở thời điểm hiện tại, các bác sĩ tim mạch can thiệp đã có thể thực hiện tất cả những thủ thuật tim mạch can thiệp hiện đại trên thế giới với chuyên môn cao. Trong bước kế tiếp, cộng đồng tim mạch can thiệp bắt đầu các công trình nghiên cứu cao cấp về quy trình tim mạch can thiệp. Những nỗ lực không ngừng nghỉ này sẽ góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của ngành tim mạch can thiệp nói riêng và y khoa, xã hội Việt Nam nói chung.

Mới đây tôi vừa thăm một nhà máy ở Thủ Đức chuyên sản xuất bóng nong và giá đỡ mạch vành. Các giá đỡ này làm bằng polymer thoái biến được trên nền cobalt chromium và có tẩm sirolimus. Những stent này được chế tạo theo công nghệ mới nhất như những stents được sử dụng rộng rãi ở Mỹ và châu Âu. Hiện tại thì các nhà tim học Việt Nam không chỉ áp dụng những kiến thức mới ở Mỹ hay Âu châu, họ còn đang cố gắng dẫn đầu để cung cấp các dụng cụ tim mạch khác ở Việt Nam và các những nước lân cận.

12/9/2016 GS. Thạch Nguyễn va cac sinh viên khoa Y Đại Học Tân Tạo tham quan nhà máy của công ty United Healthcare, nơi sản xuất những bóng thông tin chất lượng cao và stent tẩm thuốc. Chuyến đi này nhằm nhấn mạnh sự chuyển hướng của tim mạch học Việt Nam. Thay vì dùng các thiết bị ngoại nhập, hệ thống y tế Việt Nam cần có khả năng tự cung cấp và sản xuất những thiết bị có chất lượng cao với giá thành hợp lý cho Việt Nam vànhững nước lân cận

2.  Duyên cớ nào khiến Thầy đồng ý sắp xếp thời gian quý báu về trực tiếp lãnh đạo đội ngũ giảng viên và trực tiếp giảng dạy cho sinh viên khoa Y Đại Học Tân Tạo?

GS. Thạch Nguyễn: Vào giữatháng 10/2016, khi có sự thay đổi trong bộ máy lãnh đạo Khoa Y Đại học Tân Tạo, là nhân viên hành chánhcao nhất lúc ấy, tôi cótrọng trách đảm bảo tất cả các chương trình học hành của Khoa Y không bị gián đoạn, với mục tiêu đảm bảo sự ổn định trong công tác đào tạo các sinh viên năm nhất và năm hai, cũng như việc thực tập tại các bệnh viên của các sinh viên năm 3 và năm 4. Tôi có thể hoàn thành được trọng trách này là nhờ vào sự nỗ lực to lớn của các Thầy Côgiáo sư, giảng viên và tất cả nhân viên.

Khi tôi đến Đại học Tân Tạo, tôi thông báo với ban lãnh đạo Nhà trường là tôi sẽ quản lý khoa Y theo kiểu Mỹ: Cởi Mở và Minh Bạch. Tôi mời tất cả quý Thầy Cô giáo sư giảng viên, ban lãnh đạo, nhân viên, phụ huynh và sinh viên cùng tham gia đóng góp vào việc định hướng và phát triển khoa Y. Từ khi tôi đảm nhiệm công việc này, tôi gặp mỗi lớp 3 lần, theo từng khoá sinh viên hoặc theo từng nhóm sinh viên, để tôi có cơ hội được lắng nghe ý kiến đóng góp từ các em sinh viên và quý phụ huynh.

Ngày 9.12, cuộc họp với các giảng viên của Khoa Y ĐH Tân Tạo đã diễn ra ở BV Tâm Đức do GS Phạm Nguyễn Vinh, Lê Quang Nghĩa và Thạch Nguyễn chủ tọa. Mọi chuyện đã được thảo luận, kể cả việc chuyển sinh viên sang trường khác. Trong cách điều hành mới của Giáo sư Thạch Nguyễn, tất cả mọi việc đều được thảo luận một cách minh bạch, và dựa trên sự đồng thuận.

3. Thưa Thầy, điểm khác biệt và đặc biệt trong phương pháp giảng dạy của khoa Y Đại học Tân Tạo là gì?

GS. Thạch Nguyễn:  Điểm nhấn đầu tiên, trong việc dạy học, Khoa Y ĐH Tân Tạo cố gắng áp dụng các kiến thức, thay đổi mới nhất trong việc giảng dạy y khoa tại Hoa Kỳ: đó là sự tương quan và phối hợp giữa các kiến thức về giải phẫu, sinh lý, bệnh lý với các bệnh án hay tình huống cụ thể. Bằng cách đó, sinh viên không chỉ học thuần tuý về lý thuyết, mà còn học ứng dụng các lý thuyết (information) vào thực tế. Hiện tại, tôi áp dụng những mục tiêu, sứ mạng, yêu cầu và chương trình chi tiết thực tập nội khoa của ĐH Y khoa New York cho sinh viên năm 3-4 của ĐH Tân Tạo khi đi thực tập tại các bệnh viện Việt Nam. Các cách dạy này đang đuợc áp dụng cho 22 ngàn sinh viên Y Hoa Kỳ. Ngoài hai nỗ lực chính yếu này, khoa Y Tân Tạo còn tập trung huấn luyện sinh viên cho kỳ thi lấy chứng chỉ tương đương United States Medical Licensing exam (USMLE) mà mọi sinh viên Mỹ phải thi. Lý do của những khóa đào tạo mang tính chuẩn bị là vì có một số sinh viên và gia đình mong muốn sẽ sang Mỹ hành nghề hay học chương trình huấn luyện sau đại học (post-graduate training) tai Mỹ sau này. Một lý do khác để khoa Y Tân Tạo bám theo chương trình luyện thi USMLE là tăng kiến thức và kỹ năng cho sinh viên để hành nghề ở Việt Nam. Kiến thức và kỹ năng của họ ít nhất phải ngang ngửa các bác sĩ Mỹ.

ĐH Y khoa New York Institute of Technology, Old Westbury, NY

Điểm nhấn thứ hai của ĐH Tân Tạo là nhắm đến chất lượng, không chạy theo số lượng. Sĩ số sinh viên trong một lớp tại khoa Y ĐH Tân Tạo không nhiều (<100, giống như các trường tại Hoa Kỳ). Do đó sinh viên sẽ có nhiều cơ hội được thảo luận với các giáo sư hướng dẫn. Ở Hoa Kỳ, trong ĐH không dùng từ giáo viên và sinh viên, mà goi là người hướng dẫn (instructor) và người học (learner). Bên cạnh những nỗ lực giảng dạy của các giáo sư, giúp cho sinh viên tiếp thu kiến thức ở mức tốt nhất và theo kịp các bài giảng, thì các sinh viên được khuyến khích năng động trong các giờ học, tham gia thảo luận đóng góp ý kiến về những chủ đề vừa học. Sở dĩ phải yêu cầu sinh viên tham gia thảo luận trong giờ học, là vì phương pháp học để nhớ bài là hấp thu (absorb), phân tích (analyze), phân loại (categorize) các kiến thức và lưu trữ (retain) chúng trong bộ nhớ về lâu về dài.

Trong suốt kỳ thực tập tại Hoa Kỳ, đoàn sinh viên Tân Tạo đã tham dự khoá học giải phẩu tại Đại học Indiana. Trong bức ảnh là sinh viên Lê Hoàng Đức Toàn cùng với các sinh viên Y khoa Hoa Kỳ. Sĩ số lớp học ít hơn 15 sinh viên và có 1 giảng viên trực tiếp giảng dạy là mô hình giáo dục lý tưởng giúp cho việc trao đổi và thảo luận giữa giảng viên và sinh viên tốt hơn. Khoa Y Đại học Tân Tạo đang cố gắng không ngừng nghỉ để tạo ra được môi trường dạy và học lý tưởng này.

Trong chuyến thăm ĐH Tân Tạo TTU vào tháng 10.2016, BS Kenneth Rosenfield, GS ĐH Harvard đang trả lời các câu hỏi của sinh viên khoa Y. Theo phương pháp giáo dục Hoa kỳ, giảng viên rất chăm chú khi nghe chất vấn của mọi người kể cả sinh viên.

Điểm nhấm thứ ba là Ðạo Ðức: ĐH Tân Tạo cố gắng đào tạo ra những bác sĩ giỏi có tay nghề cao và có lương tâm chức nghiệp vì các sinh viên là người bác sĩ tương lai sẽ trở lại phục vụ xã hội trong Ðạo Ðức. Dựa theo xã hội Mỹ và Việt Nam hiện nay, đại học và sinh viên khoa y được đặt ở một vị trí cao trong xã hội vì thế họ sẽ bị đánh giá theo một tiêu chuẩn cao hơn trong xã hội. Ví dụ như khi lái xe, nếu một sinh viên y Mỹ bị bắt vì uống rượu say mà lái xe, người đó sẽ bị đuổi khỏi trường y. Vài năm trước, một sinh viên y khoa người Mỹ gốc Việt đã bị đuổi khỏi trường ĐH UCLA. Lý do là vì cô ấy ăn cắp iPad của bệnh nhân. Ăn cắp iPad là một tội nhỏ (petty crime). Nhưng là một sinh viên y nên cô ta phải chịu một hình phạt cao hơn.

Do đó như ở tất cả cáctrường đại học khác, các Thầy Cô dạy sinh viên phải cố gắng chu toàn công việc trong hoàn cảnh khó khăn, tôn trọng quyền tự do nói và nghĩ (ngôn luận và tư duy) của mọi người, học để có nhân cách trung thực (chính danh) và cách suy nghĩ độc lập của người trí thức trong một xã hội đa nguyên.

Khẩu hiệu Khoa Y ĐH Tân Tạo:  Y Ðức Hải Thượng, Y Học Hoa Kỳ

Điểm nhấn thứ 4 là giảng dạy như ở Mỹ là bang thuyết phục và làm gương. Khi sinh viên và giảng viên có ý tưởng, quan điểm riêng khac nhau, giảng viên cần cho sinh viên thấy toàn bộ vấn đề với nhiều cách giải quyết khác nhau. Giảng viên sẽ thuyết phục sinh viên về cách lựa chọn tốt nhất cho từng tình huống cụ thể. Đó là một cuộc trao đổi sôi nổi, lành mạnh và hứng thú. Điều đó giải thich tại sao khoa Y ĐH Tân Tạo hay bất cứ đại học nào đều phải có một tinh thần cởi mở, dung nạp cái mới vì luôn luôn có nhiều lựa chọn và giải pháp cho một vấn đề khó khăn.

Một khái niệm quan trọng nữa của giáo dục Hoa Kỳ và Việt Nam, đặc biệt là trong y khoa là giảng dạy bằng cách làm mẫu (role model). Sinh viên sẽ quan sát cách các thầy khám và điều trị bệnh nhân. Họ sẽ học cách giải quyết trong những tình huống tương tự. Người sinh viên quan sát xem GS Giảng viên điều trị bệnh nhân như the nào, người bệnh nặng người bệnh nhẹ, giải thich những triệu chứng hay nguyên nhân bệnh và trả lời những câu hỏi của người nhà hay của bệnh nhân.

Do đó là những người học cao trong xã hội, trong mội trường đại học, các lãnh dạo, các giáo sư giảng viên phải sống, làm gương việc làm đúng như điều họ dạy cho SV là người em, con cháu của họ và xã hội chung quanh

Trong chuyến làm việc với BV Sir Run Run Shaw, Nam Kinh, BS Thach Nguyên giảng giải kỹ thuật kiểm tra thể tích nội mạch bằng cách đo kích thước tĩnh mạch đùi. Trong khóa học này, chủ tịch BV, các nhà tim mạch học Trung quốc, các sinh viên đã xem về kỹ thuật, nghệ thuật chăm sóc bệnh nhân với sự tôn trọng khi thực hiện thủ thuật gây khó chịu ít nhất cho bệnh nhân

Điểm nhấn thứ 5, Khoa Y ĐH Tân Tạo tạo cơ hội cho sinh viên để được thử thách để các em có thể bay cao, bay xa hơn là chỉ ngồi học và nghe một cách thụ động trong lớp. Những cơ hội này có thể là việc được thảo luận với các giáo sư VN hay Hoa Kỳ theo từng nhóm nhỏ, được tham gia vào làm nghiên cứu, viết các báo cáo khoa học để đăng trên các tạp chí quốc tế, hay thuyết trình báo cáo kết quả nghiên cứu tại những hội thảo khoa học cấp quốc gia và quốc tế.

Trong chuyến thăm nhà máy chế tạo bóng và giá đỡ mạch vành ở Thủ Đức, Việt Nam, sinh viên được tiếp xúc với thực tế cụ thể của y khoa. Y khoa không chỉ là chăm sóc bệnh nhân ở Bệnh viện, mà còn là việc sử dụng các sản phẩm y tế hay áp dụng công nghệ thông tin vào trong điều trị.
Sinh viên Trần Triển trình bày báo cáo khoa học tại Hội nghị ở Busan, Hàn Quốc

 

(còn tiếp)