Đại học Tân Tạo – Điểm sáng của mô hình giáo dục khai phóng tại Việt Nam

417

Tại Việt Nam, có một trường đại học đang áp dụng mô hình giáo dục khai phóng và đã rất thành công – Trường Đại học Tân Tạo (TTU). Theo đó, sinh viên của trường được tham gia rất nhiều các hoạt động ngoại khóa, các câu lạc bộ, các buổi nói chuyện, chia sẻ kỹ năng sống với giáo sư để thích nghi nhanh chóng với sự phát triển của xã hội.

Mô hình Giáo dục Khai phóng cổ đại – Đào tạo ra một con người có đức hạnh, uyên bác trong nhiều lĩnh vực

Mô hình giáo dục “Liberal Arts” tạm dịch là “Giáo dục Khai phóng”, hiện tại được coi là mô hình đặc sắc của giáo dục đại học Hoa Kỳ và được áp dụng rộng rãi ở Châu Âu và nhiều nước Châu Á.

Giáo dục khai phóng bắt nguồn từ thời Hy Lạp cổ đại và người Hy Lạp xem đó là đỉnh cao của tri thức. Con người được khuyến khích tham gia các cuộc tranh luận nơi công cộng, bào chữa cho bị cáo hoặc làm việc trong tòa án hay bồi thẩm đoàn cũng như phục vụ trong quân đội. Vào thời kỳ đó, các môn học của Giáo dục Khai phóng chỉ bao gồm 3 môn học: ngữ pháp, thuật hùng biện và logic. Đến thời trung cổ, họ bổ sung thêm 4 môn học khác gồm số học, hình học, âm nhạc và thiên văn học. Các môn học cơ bản này sẽ tạo cơ sở nền tảng trước khi người học theo học môn triết học và thần học. Mục đích của giáo dục khai phóng là đào tạo ra một con người có đức hạnh, uyên bác trong nhiều lĩnh vực  và diễn thuyết lưu loát.

 Mục đích của giáo dục khai phóng là đào tạo ra một con người có đức hạnh, uyên bác trong nhiều lĩnh vực và diễn thuyết lưu loát.

Mục đích của giáo dục khai phóng là đào tạo ra một con người có đức hạnh, uyên bác trong nhiều lĩnh vực và diễn thuyết lưu loát.

Mô hình Giáo dục Khai phóng thời hiện đại – Đào tạo những “công dân quốc tế”

Mặc dù giáo dục khai phóng hiện đại đã cập nhật nhiều môn học khác nhưng vẫn giữ lại các môn học chủ yếu có từ thời trung cổ để tạo nền tảng vững chắc cho con người với kiến thức tổng quát ở nhiều lĩnh vực và có khả năng thích nghi nhanh chóng với môi trường mới. Họ sẽ trở thành những “công dân quốc tế” có khả năng theo đuổi sự nghiệp học tập lâu dài và đóng góp nhiều giá trị cho xã hội.

Tại Hoa Kỳ – Áp dụng cho toàn hệ thống giáo dục đại học

Tại Hoa Kỳ, các trường đại học rất thành công với mô hình này như Đại học Duke và Đại học Rice. Đặc điểm của mô hình này đó là đào tạo toàn bộ bằng tiếng Anh, quy mô lớp học nhỏ với số lượng giảng viên và sinh viên ít. Một đặc điểm nổi bật nữa là các trường theo mô hình Liberal Arts thường nằm ở vùng ngoại ô vắng vẻ, bình yên và ít phức tạp. Các môn học của Mô hình giáo dục Khai phóng bao gồm nhiều lĩnh vực nhằm giúp sinh viên phát triển toàn diện về nhân cách cũng như trí tuệ như Ngôn ngữ, Văn hóa, Văn học, Các nền văn minh, Lịch sử, Toán học, Kinh tế, Quản lý, Nghệ thuật lãnh đạo và Giao tiếp, Cơ học, và Hóa học.

Sinh viên học theo Mô hình giáo dục Khai phóng tại Đại học Rice sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các vị trí Marketing, Kinh doanh, Truyền thông, Thiết kế đồ họa, Phân tích số liệu, quản lý, lập trình máy tính và công nghệ thông tin. Chương trình học được thiết kế tập trung vào kết nối của nhiều môn học thuộc nhiều lĩnh vực như Sinh học, Vật lý, Khoa học xã hội, Nhân văn và có khả năng tự học.

Có hơn 200 câu lạc bộ, tổ chức của sinh viên tại Đại học Rice bao gồm các lĩnh vực biểu diễn, truyền thông, thể thao, tôn giáo, văn hóa và chính trị. Sinh viên được khuyến khích tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, nuôi dưỡng đam mê và khám phá những điều mới lạ.

 Nguồn: Đại học Rice - sinh viên Đại học Rice tham gia hoạt động ngoại khóa.

Nguồn: Đại học Rice – sinh viên Đại học Rice tham gia hoạt động ngoại khóa.

Tại Châu Âu – Áp dụng ngay từ cấp Tiểu học và Trung học

Tại Châu Âu Mô hình giáo dục Khai phóng lại được áp dụng ngay từ cấp Tiểu học và Trung học nhằm giúp học sinh được giáo dục toàn diện về nhân cách cũng như phát triển trí tuệ. Chính vì học sinh nhận được giáo dục toàn diện tại tiểu học nên vai trò của Giáo dục Khai phóng tại bậc Đại học ít hơn so với ở Hoa Kỳ. Sinh viên được khuyến khích sử dụng kỹ năng đã học được ở cấp tiểu học và trung để tiếp tục phát triển nhân cách và trách nhiệm ví dụ như tham gia các câu lạc bộ âm nhạc, nhóm kịch, câu lạc bộ ngôn ngữ…

Tại Châu Á – Đã có nhiều trường Đại học thành công với mô hình này

Tại Châu Á cũng có rất nhiều trường Đại học áp dụng mô hình này như Đại học Habid tại Karachi, Pakistan;  Đại học quốc tế Underwood thuộc Đại học Yonsei, Hàn Quốc; Đại học Flame, Ấn Độ, đây là một trong những trường đại học tốt nhất Châu Á…

Tại Việt Nam – Điểm sáng tại Đại học Tân Tạo

Tại Việt Nam, có một trường đại học đang áp dụng mô hình này và đã rất thành công – Trường Đại học Tân Tạo (TTU). TTU áp dụng chương trình đạo tạo của Đại học Duke và Đại học Rice, Hoa Kỳ, toàn bộ sinh viên của trường phải học các môn học Khai phóng, những môn học này chiếm tới 25% toàn bộ chương trình học. Sinh viên được tham gia rất nhiều các hoạt động ngoại khóa, các câu lạc bộ, các buổi nói chuyện, chia sẻ kỹ năng sống với giáo sư để thích nghi nhanh chóng với sự phát triển của xã hội.

Với mô hình khai phóng, năm 2015, 100% sinh viên khóa đầu tiên của Đại học Tân Tạo tốt nghiệp có việc làm với mức lương khởi điểm từ 4-20 triệu/tháng, trong đó 89%  làm việc tại các tập đoàn đa quốc gia như: Unilever, LG, PWC Vietnam, Pepsi, Wall street English center, Odyssey Resources Vietnam… trong khi đa số sinh viên Việt Nam tốt nghiệp chỉ đạt được mức lương từ 2-5 triệu/tháng (Theo thống kê của JobStreet.com công bố tại Hội thảo “Nhân lực mới ra trường – Việt Nam và Khu vực quý 3 -2015”).

 100% sinh viên khóa đầu tiên của Đại học Tân Tạo tốt nghiệp có việc làm, trong đó 89% làm việc tại các tập đoàn đa quốc gia lớn.

100% sinh viên khóa đầu tiên của Đại học Tân Tạo tốt nghiệp có việc làm, trong đó 89% làm việc tại các tập đoàn đa quốc gia lớn.

 

Phạm Hoàng Mẫn – sinh viên duy nhất giành được suất học bổng Thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á tại Mỹ của Tổng thống Obama năm 2015 chia sẻ: “Do được học tập theo mô hình khai phóng tại Đại học Tân Tạo, được trang bị kiến thức cơ bản toàn diện về các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội,… cũng như được tiếp cận với nền văn hóa khác nhau trên thế giới nên dù là một thành viên nhỏ tuổi nhất, Tôi cũng không bị bỡ ngỡ và hòa nhập tốt khi giao lưu, trao đổi cùng các thành viên khác đại diện cho nhiều lĩnh vực khác nhau trong khóa học”.

 Phạm Hoàng Mẫn - cựu sinh viên Đại học Tân Tạo tại Mỹ khi nhận học bổng Thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á.

Phạm Hoàng Mẫn – cựu sinh viên Đại học Tân Tạo tại Mỹ khi nhận học bổng Thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á.

GS. Eugene H.Levy, Giáo sư vật lý học thiên thể, Cựu Hiệu trưởng Đại Học Rice, Texas, Hoa Kỳ, hiện là Thành viên Hội đồng Sáng lập và Phó Chủ tịch Hội đồng Học thuật Đại học Tân Tạo cho chúng tôi biết: “Một xã hội hiện đại, tiên tiến phải đảm bảo nhân lực được đào tạo tốt và đảm nhiệm được nhiều vị trí và nhiều loại hình nghề nghiệp. Một xã hội hiện đại phải đào tạo được những giám đốc và những nhà lãnh đạo tài năng. Một xã hội hiện đại phải dám cởi mở và chấp nhận những ý tưởng sáng tạo về xã hội, kỹ thuật và kinh tế. Qua thực tế tại Hoa Kỳ, Mô hình Giáo dục Khai phóng đã đáp ứng được những yêu cầu trên.”

 GS. Eugene H. Levy (áo nâu đứng giữa) - Thành viên Hội đồng Sáng lập và Phó Chủ tịch Hội đồng Học thuật Đại học Tân Tạo.

GS. Eugene H. Levy (áo nâu đứng giữa) – Thành viên Hội đồng Sáng lập và Phó Chủ tịch Hội đồng Học thuật Đại học Tân Tạo.

Mai Chi