Hợp tác đột phá giữa trường Đại học Tân Tạo và Đại học Quốc gia Chonnam: Mở ra cánh cửa tương lai cho năng lượng sinh học

650

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự cần thiết ngày càng tăng của việc tìm kiếm các nguồn năng lượng sạch, hợp tác nghiên cứu giữa trường Đại học Tân Tạo (TTU) và trường Đại học Quốc gia Chonnam (CNU), Hàn Quốc, đã mở ra một chương mới cho ngành năng lượng sinh học. Từ năm 2020, dự án này tiếp tục phát triển và đạt được những thành tựu nổi bật, hứa hẹn mang lại lợi ích to lớn cho cả hai trường và cộng đồng rộng lớn hơn.

Ngày 25-27/02/2024, chuyến thăm và làm việc của đoàn đại biểu TTU tại Bioenergy Research Center, CNU, dẫn đầu bởi Chủ tịch sáng lập – Chủ tịch Hội đồng trường – Hiệu trưởng trường Đại học Tân Tạo GS.TS. Đặng Thị Hoàng Yến a.k.a GS. TS. Maya Dangelas, cùng với TS. Tạ Văn Quang (Phó trưởng Khoa CNSH), TS. Nguyễn Thanh Điền (Trưởng phòng Quản lý Khoa học & HTQT) và TS. Trần Thanh Thy (Phó Giám đốc Trung tâm Khởi nghiệp) tạo nên dấu mốc quan trọng trong việc hợp tác phát triển.

Chủ tịch sáng lập – Chủ tịch Hội đồng trường – Hiệu trưởng trường Đại học Tân Tạo GS.TS. Đặng Thị Hoàng Yến a.k.a GS. TS. Maya Dangelas đến thăm các phòng thí nghiệm, khu vực nghiên cứu

Trong cuộc họp trọng thể và thân tình giữa lãnh đạo hai trường, đã được thảo luận và thống nhất về việc nâng cao hợp tác toàn diện trong thời gian tới. Chủ đề chính của hợp tác nghiên cứu – biến đổi phụ phẩm nông nghiệp thành các sản phẩm có giá trị thương mại cao – đã chứng minh được tiềm năng to lớn trong việc giải quyết vấn đề rác thải nông nghiệp và sản xuất năng lượng sạch. Các phụ phẩm như bã cà phê, vỏ trấu, rơm rạ và tre, qua quá trình nghiên cứu, đã được chuyển hóa thành đường sinh học, bio-ethanol, axit lactic, và nano-cellulose.

Ứng dụng năng lượng sinh học phát triển các phụ phẩm tạo thành sản phẩm thân thiện với môi trường

Với việc phát triển từ quy mô phòng thí nghiệm (lab scale) đến quy mô sản xuất nhỏ (pilot scale) và chuẩn bị cho sản xuất thương mại (commercial scale), dự án đang tiến gần hơn đến mục tiêu tạo ra một nguồn năng lượng sinh học bền vững và thân thiện với môi trường.

Hợp tác không chỉ giới hạn ở nghiên cứu về năng lượng sinh học mà còn mở rộng sang khoa Y – thế mạnh của cả hai trường. Việc trao đổi học thuật, kinh nghiệm lâm sàng, giảng viên và sinh viên sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện của cả giáo dục và nghiên cứu, mang lại lợi ích thiết thực cho sinh viên và cả hai cộng đồng học thuật. Qua đó, Ngài hiệu trưởng – GS. Sung-Taek Jung đồng ý sẽ sớm sang thăm trường Đại học Tân Tạo để trao đổi hợp tác và nâng cao tinh thần hữu nghị giữa hai bên.

Chủ tịch sáng lập – Chủ tịch Hội đồng trường – Hiệu trưởng trường Đại học Tân Tạo GS.TS. Đặng Thị Hoàng Yến a.k.a GS. TS. Maya Dangelas đến thăm các phòng thí nghiệm, khu vực nghiên cứu

Hợp tác này không chỉ nâng cao vị thế của TTU trong lĩnh vực nghiên cứu quốc tế mà còn mở ra cơ hội mới cho sinh viên. Sinh viên TTU giờ đây có cơ hội tiếp xúc với những nghiên cứu tiên tiến, tham gia vào các dự án quốc tế và trao đổi văn hóa, học thuật với sinh viên và giáo viên từ CNU. Điều này không chỉ mở rộng kiến thức và kinh nghiệm của đôi bên mà còn giúp cho các thế hệ sau phát triển các kỹ năng quan trọng cần thiết cho sự nghiệp tương lai.

Thăm và trao đổi hợp tác dự án International BRC CellTebah TTU (IBCT) tại Bioenergy Research Center (BRC), Đại học quốc gia Chonnam, Hàn Quốc

Với việc xây dựng và thiết lập nhà máy sản xuất quy mô lớn tại TTU, sinh viên cũng sẽ có cơ hội thực tập và làm việc trong một môi trường sản xuất thực tế, tiếp cận với công nghệ mới và các phương pháp sản xuất tiên tiến.

Hợp tác giữa trường Đại học Tân Tạo và Đại học Quốc gia Chonnam mở ra những cánh cửa mới về nghiên cứu và giáo dục, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng sinh học. Sự hợp tác này không chỉ đem lại lợi ích cho cả hai trường mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của cộng đồng và xã hội rộng lớn hơn.