Thể hiện sự đồng cảm: nên và không nên nói

456

Khi một người mất đi, ngay cả viết hay nói thì cũng thật khó để biết chúng ta phải nói gì. Sau đây là một số lời nên và không nên sử dụng khi ta thể hiện sự thương cảm với gia đình.

Nên nói gì để thể hiện sự thương cảm?

Mục tiêu của việc thể hiện sự thương cảm là thể hiện được tình cảm và quan tâm đối với tang quyến. Bạn có thể nói về việc mình sẽ nhớ người đã mất thế nào hoặc chia sẻ một số kỷ niệm vui trước đây. Điều quan trọng nhất là bạn phải quan tâm đến tang quyến của người đã mất và bạn có thể sẵn sàng làm điểm tựa giúp đỡ cho họ.

  • “ Tôi rất tiếc về mất mát này”. Sử dụng câu này có vẻ hơi rập khuôn, thế nhưng nó lại thể hiện một cách đơn giản và hiệu quả sự thương tiếc của bạn. Nếu bạn không tìm được lời nào khác, nói rằng “Bạn rất tiếc về mất mát này” có thể thể hiện cho tang quyến biết rằng bạn cũng quan tâm.
  • “Tôi vẫn nghĩ đến bạn”. Cho tang quyến biết rằng bạn hiểu được cảm xúc khó khăn hiện tại của người đó đối với tình huống này có thể giúp người đó cảm thấy bớt cô độc hơn.
  • “Cô ấy/Anh ấy là một người tuyệt vời”
  • “Tôi sẽ nhớ cô ấy/ anh ấy rất nhiều”
  • “Điều này thật khó khăn với bạn”. Hiểu được nỗi đau buồn của tang quyến có thể giúp rất nhiều. Nhiều người khi trải qua sự mất mát người thân sẽ cảm thấy cô đơn và cô độc ngay với cảm xúc của chính mình, và khi bạn nhận ra được điều đó sẽ giúp tang quyến cảm thấy đỡ hơn đối với những cảm xúc đó.
  • “Tôi yêu bạn”. Nếu bạn đủ thân thiết, nhắc nhở tang quyến rằng bạn yêu họ sẽ mang lại năng lượng mạnh mẽ. Nỗi buồn có thể làm con người ta cảm thấy cô độc, và nhắc nhở họ rằng vẫn có người yêu thương họ cũng sẽ làm họ bớt cô độc hơn. (Câu này sẽ dễ nói hơn khi đặt trong văn hóa ở các nước phương Tây như trong bài viết gốc)
  • “Khi bạn sẵn sàng, tôi rất muốn chúng ta gặp nhau và nói nhiều hơn về người đã mất”. Nếu bạn không biết rõ về người đã mất, đề nghị về việc nghe tang quyến chia sẻ về người thân của mình không những giúp tang quyến biết rằng bạn quan tâm mà một phần cũng sẽ giúp bạn đỡ áp lực khi bạn không biết phải làm gì tiếp theo. Đồng thời cho tang quyến biết bạn sẽ ở bên họ trong tương lại có thể là một sự an ủi lớn lao trong khoảng thời gian nặng nề và đau thương này.

Không nên nói những điều gì?

Chúng ta thường lo ngại rằng mình sẽ “nói sai” và làm tổn thương tang quyến bởi họ đang trong một tình trạng xúc động quá mức, và chỉ một vài lời nói cũng có thể gây tổn thương hơn cho họ. Có 3 nguyên tắc chúng ta có thể tuân theo để tránh được các tình huống đó:

  1. Không được phủ nhận về việc người đã mất đã thật sự qua đời.
  2. Không được phủ nhận về nỗi đau của tang quyến
  3. Không được phủ nhận rằng cái chết này sẽ thay đổi cuộc sống của mọi người.

“Tôi hiểu bạn đang cảm thấy như thế nào”. Câu này có thể nghe giống một câu thể hiện sự thương cảm rất tốt, thế nhưng nó thường lại có tác dụng ngược lại. Con người khi trải qua sự mất mát đều có cảm giác đau buồn khác nhau, và bạn nên động viên tang quyến đối với trải nghiệm của từng người. Cách tốt hơn để thể hiện sự thương tiếc có thể là “Nếu bạn muốn nói về cảm xúc của mình, hãy nhớ rằng tôi sẽ luôn sẵn sàng để lắng nghe”.

“Cô ấy/ anh ấy đã đến một nơi tốt hơn”. Nếu bạn không chắc về việc tang quyến và người đã mất có thật sự tin vào kiếp sau hay không, câu nói này rất có khả năng gây xúc phạm với người nghe. Thay vào đó, thử tìm hiểu thêm và nỗi đau của tang quyến, như vậy là đủ rồi.

“Bạn thế nào rồi?”. Đối với hầu hết tang quyến, câu trả lời sẽ đều là “không ổn”. Dù bạn thật sự muốn biết nỗi đau của tang quyến thế nào, câu nói này lại làm cho tang quyến có xu hướng cố gắng kiềm nén nỗi buồn nhiều hơn.

“Giờ thì bạn nên tiếp tục với cuộc sống của chính mình”. Đặc biệt là sau một quá trình bệnh kéo dài, cái chết có vẻ là một sự giải thoát. Thế nhưng, một người đang đau buồn cần thời gian và không gian để vơi đi nổi đau. Nên an ủi và hỗ trợ tang quyến trong khoảng thời gian và không này của chính họ.

“Tôi không biết tôi sẽ thế nào nếu [người thân tương tự] của tôi qua đời”. Câu này có thể rất đúng với bạn, bạn sẽ không biết làm gì nhưng đồng thời câu nói này cũng không giúp được gì trong việc an ủi tang quyến của người đã mất hiện tại. Thực tế mà nói, câu nói này càng làm cho tang quyến cảm thấy bị cô lập nhiều hơn trong chính cảm xúc đau buồn của bản thân. Thay vào đó, thử tìm hiểu về nỗi đau của họ và cho biết rằng bạn có thể là nguồn động viên và an ủi cho họ khi họ cần.

“Ít nhất là cái chết này cũng diễn ra nhanh nên nó không quá đau đớn/chậm và bạn đã có cơ hội để nói lời tạm biệt”. Việc người thân mất đi là một trải nghiệm khó khăn, không cần biết nó đến như thế nào. Dù rằng bạn muốn giúp tang quyến nhìn vào mặt tốt, họ vẫn sẽ cần thời gian để đau buồn.

“Đừng lo lắng, bạn sẽ cảm thấy đỡ hơn thôi”. Dù rằng bạn muốn giúp tang quyến nhìn về tương lai thì việc họ cần thời gian và không gian để vượt qua thì vẫn rất quan trọng. Đừng ép họ phải quên đi nỗi đau và cảm thấy tốt hơn.

Nguồn: everplans.com