HỘI ĐỒNG SÁNG LẬP

Tiến sĩ. Đặng Thị Hoàng Yến (A.k.a Maya Dangelas)
Nhà Sáng lập chính/Chủ tịch Đại học Tân Tạo
Nhà Sáng lập/Chủ tịch Tập đoàn Tân Tạo
Thành viên hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN

TS. Đặng Thị Hoàng Yến (A.k.a Maya Dangelas) còn là Chủ tịch của Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Hoa Kỳ, thành viên Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN (ASEAN-BAC), thành viên của Chương trình nghị sự toàn cầu Khu vực Đông Nam Á của Diễn đàn Kinh tế Thế giới.
TS. Đặng Thị Hoàng Yến (A.k.a Maya Dangelas) tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi tốt nghiệp, bà công tác tại cơ quan Nhà nước 13 năm. Năm 1993, bà quyết định tạo dựng con đường đi cho riêng mình khi thành lập Công ty TNHH Tân Đông Phương, tiền thân của Tập đoàn Tân Tạo ngày nay. Tập đoàn Tân Tạo đã phát triển trở thành doanh nghiệp phát triển hạ tầng và khu công nghiệp hàng đầu tại Việt Nam và tạo ra hàng trăm ngàn việc làm trong nước. Hiện nay, Tập đoàn Tân Tạo có nhiều công ty con hoạt động trên nhiều lĩnh vực như phát triển hạ tầng, xây dựng, năng lượng và lương thực. Công ty Cổ phần đầu tư và công nghiệp Tân Tạo – ITACO, công ty con thuộc Tập đoàn Tân Tạo, đã trở thành 1 trong 7 cổ phiếu blue-chip được chọn gia nhập chỉ số chứng khoán Russell Global Index và là 1 trong 10 công ty có giá trị vốn hóa lớn và tính thanh khoản tốt nhất Việt Nam hiện nay được lựa chọn tính toán trong chỉ số S&P Vietnam 10 Index. Theo bảng xếp hạng trong số 1.000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2011 do Công ty Vietnam Report phối hợp với báo VietNamNet và tạp chí Thuế công bố. Công ty cổ phần đầu tư công nghiệp Tân Tạo xếp thứ 129 và xếp thứ 35 trong danh sách 200 doanh nghiệp tư nhân đóng thuế thu nhập lớn nhất năm 2011.
Năm 2002, bà đã quyết định sang Hoa Kỳ để học hỏi mô hình đại học khai phóng phi lợi nhuận của Hoa Kỳ. Nhờ tầm nhìn này bà đã thu hút được các giáo sư danh tiếng ở Hoa Kỳ cùng với bà sáng lập nên trường Đại học Tân Tạo.
Năm 2007, Tập đoàn Tân Tạo đã thành lập Quỹ ITA vì tương lai, Quỹ ITA chiến thắng bệnh tật, Quỹ ITA hàn gắn vết thương nhằm hỗ trợ việc học, y tế và vật chất cho những người có hoàn cảnh khó khăn. Hàng năm, hàng ngàn học bổng của Tập đoàn được trao tặng cho các học sinh, sinh viên có thành tích học tập xuất sắc trên khắp cả nước. Ngoài ra, bà và gia đình là nhà tài trợ chính cho toàn bộ việc xây dựng cơ sở vật chất Trường Đại học Tân Tạo – Trường đại học Việt Nam đầu tiên theo đuổi mô hình khai phóng của Hoa Kỳ.
TS. Đặng Thị Hoàng Yến (A.k.a Maya Dangelas) đã được nhận nhiều giải thưởng uy tín trong nước và quốc tế như Giải thưởng Top 100 nhà lãnh đạo tài đức ASEAN năm 2016, được vinh danh Nhà Lãnh đạo giỏi ASEAN năm 2015, Giải thưởng Top 100 Nhà quản lý xuất sắc khu vực ASEAN năm 2014, Giải thưởng Chu Văn An vì sự phát triển Văn hóa Giáo dục Việt Nam của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (2014); Bảng Vinh danh Nhà Quản Lý Xuất Sắc Thời Đại Hồ Chí Minh (2014); Giải thưởng nhân văn 2011 của Ủy ban hữu nghị thành phố San Francisco và thành phố Hồ Chí Minh, Giải thưởng doanh nhân Việt Nam tiêu biểu năm 2008 và 2009, Giải thưởng Bông hồng vàng năm 2008 dành cho các nữ doanh nhân tiêu biểu có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước cũng như sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, Giải thưởng Siêu sao kinh doanh năm 2007 dành cho các doanh nghiệp tiêu biểu nhất của Việt Nam trong quá trình hội nhập và cạnh tranh quốc tế và nhiều bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh Long An và UBND Tp. HCM.

GS. Malcom Gillis
Thành viên Sáng lập Hội đồng học thuật Đại học Tân Tạo
Chủ tịch Hội Đồng Quản trị Đại học Rice.

Malcolm Gillis nguyên là Chủ tịch ĐH Rice từ năm 1993 đến 2004. Sau đó, ông tiếp tục giảng dạy nghiên cứu tại ĐH Rice được vinh đanh Giáo sư University Professor; ông là Giáo sư kinh tế Ervin K. Zingler.
Trong 25 năm đầu tiên giảng dạy, ông đã giảng dạy về kinh tế và chính sách công tại gần 20 quốc gia, gồm Hoa Kỳ, Canada, Ecuador, Colombia, Ghana, và Indonesia. Từ năm 1996 đến 2004, ông dành công hiến cho công việc lãnh đạo trường đại học. Tuy nhiên, ông vẫn tiếp tục xuất bản nhiều cuốn sách trong chuyên ngành của mình. Ông tiếp tục giảng dạy và nghiên cứu vào năm 2005. Các nghiên cứu và giảng dạy tại ba lĩnh vực chính: kinh tế tài khóa, phát triển kinh tế và chính sách kinh tế. Ông đã xuất bản trên 70 bài báo và đầu sách. Ông là tác giả và đồng tác giả của hơn 8 cuốn sách, bao gồm Chính sách công và Lạm dụng tài nguyên rừng xuất bản năm 1988; Kinh tế phát triển (2002) – cuốn sách giáo khoa hàng đầu trong lĩnh vực này, hiện nay đã được dịch ra 5 thứ tiếng.
Trước khi đến ĐH Rice, ông là trưởng khoa của Khoa nghệ thuật và khoa học tại ĐH Duke (1991-1993) và trưởng khoa cao học và phó hiệu trưởng, hội đồng khoa học, tại ĐH Duke (1986-1991). Từ năm 1979-1984, ông là đồng biên tập của Tạp chí Quarterly Journal of Economics, tạp chí chuyên ngành kinh tế lâu đời nhất bằng tiếng Anh. Ông đã được trao tặng nhiều giải thưởng học thuật và sự nghiệp, bao gồm Huân chương vàng của Hiệp hội các cựu sinh viên Đại học Rice (2004) và Huân chương dành cho các đóng góp đặc biệt của NASA (2004). Ông là thành viên ủy ban điều hành Hiệp hội các trường ĐH Hoa Kỳ (1994–1995, 2002-2004), ban giám đốc của Ngân hàng liên bang Dallas (1998–2004), và hội đồng điều hành hoặc tư vấn của nhiều hiệp hội học thuật và cơ quan chính phủ.
Ông giữ nhiều chức vụ trong nhiều hội đồng bao gồm AECOM, SCI, Cormedics and Nano-Tox. Hội đồng phi lợi nhuận của ĐH Jacobs Bremen (1998-2012), ĐH Tân Tạo tại Việt Nam (2008-nay), ĐH Khoa học và Kỹ thuật Pyongyang (2007-2011), và ĐH Catholic University of Chile (1997-2012). Ông là thành viên sáng lập của cả 4 hội đồng trên. Ông đã từng là phó chủ tịch Học viện Nghiên Cứu và Phòng ngừa Ung thư của Texas (CPRIT) (2008-2010). Ông là Chủ tịch của Quỹ giáo dục Việt Nam (VEF) từ năm 2005 đến 2008. Ông đã thành lập và điều hành một số tổ chức học thuật bao gồm tổ chức hợp tác nghiên cứu về Công nghệ Nano và Sinh học Texas/UK (2002), Trung tâm nghiên cứu khoan dung tôn giáo Boniuk (2004), và Trung tâm Bảo tồn nhiệt đới ĐH Duke (1990). Ông là thành viên sáng lập và sau đó là Chủ tịch của BioHouston (2006). Ông là thành viên của Hội đồng Reasoning Mind, nhằm nâng cao giảng dạy các kỹ năng định lượng.

GS. Eugune Levy
Chủ tịch Hội đồng học thuật Đại học Tân Tạo
Hiệu Trưởng Đại học Rice.

Levy được tặng thưởng Huân chương danh dự của NASA, Giải thưởng Nhà khoa học Humboldt của CHLB Đức, và là Nhà Khoa Học Giảng Dạy Uy tín tại Phòng thí nghiệm Jet Propulsion – Trung tâm nghiên cứu phát triển của NASA. Ông cũng nhận Giải thưởng Nhà Lãnh đạo Uy tín Martin Luther King Jr., Giải thưởng của Hiệp hội Hoa Kỳ vì sự Phát triển Khoa học, và hiện là thành viên hội đồng điều hành của Hiệp hội đại diện lĩnh vực Thiên văn học. Ông là thành viên và chủ tịch của hội đồng tư vấn tại Hoa Kỳ và quốc tế, bao gồm thành viên của Hội đồng Tư vấn NASA, Hội đồng Khoa học, và Chủ tịch của Ủy ban Bảo vệ hành tinh NASA.Levy hiện là thành viên của Hội đồng quản trị của Associated Universities, một tổ chức phi chính phủ của Hoa Kỳ điều hành một trong các đài thiên văn hiện đại nhất trên Trái đất; trước đó, ông là Chủ tịch của Hội đồng quản trị từ năm 2007 đến 2010, và từ 2013 đến 2015.
Ông từng giảng dạy tại ĐH Arizona từ năm 1975 đến năm 2000, và từng là Trưởng khoa Khoa Khoa học hành tinh và Giám đốc Phòng thí nghiệm hành tinh & mặt trăng (1983, 1994), Trưởng Khoa Khoa học (1993-2000). Từ năm 2000 đến 2010, ông giữ chức Phó Hiệu trưởng Đại học Rice.

Tiến Sĩ. Charles J. Henry
Thành viên Hội đồng sáng lập Đại học Tân Tạo
Chủ tịch Hiệp hội Thư viện và Tài nguyên Thông tin

Henry là Chủ tịch Hội đồng Tài nguyên Thông tin Thư viện (CLIR) của Hoa Kỳ. Trước đó, ông là Phó Hiệu trưởng ĐH Rice; chủ biên của báo Rice University Press, tờ báo điện tử của trường đại học đầu tiên của Hoa Kỳ; Chủ tịch Hội đồng cố vấn của Trung tâm Tài nguyên Thông tin, ĐH Quốc tế Bremen trong nhiều năm; Thành viên Ủy ban Các tổ chức Giáo dục (ACLS), một ủy ban về cơ sở hạ tầng số về khoa học xã hội và nhân văn.
Ông đã biên soạn hàng chục ấn phẩm và nhận được nhiều giải thưởng, như Giải thưởng Quỹ The Andrew W. Mellon, Giải thưởng Quỹ Samuel H. Kress, Giải thưởng của Quỹ Quốc gia cho các ngành nhân văn, Quỹ Khoa học Quốc gia và Giải thưởng J. Paul Getty.

X