QUY CHẾ HỘI ĐỒNG KHOA ĐH TÂN TẠO

Quyết định thành lập Hội đồng Khoa học – Đào tạo Trường Đại học Tân Tạo

Phần 1: Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng khoa

Hội đồng khoa của Đại học Tân Tạo sẽ có các quyền và nghĩa vụ được hoặc có thể được ủy quyền cho Hội đồng khoa bởi Ban giám hiệu của Đại học Tân Tạo và các giảng viên của Đại học Tân Tạo.

Hội đồng khoa thay thế Hội đồng giảng viên. Bất kỳ nội dung nào về nội quy, chính sách và quy trình của Trường liên quan đến các nội quy và quy trình Hội đồng khoa sẽ được căn cứ theo quy chế và nội quy Hội đồng khoa thay thế.

Quy chế này quy định trách nhiệm và thẩm quyền điều hành hoạt động của Trường thuộc thẩm quyền của Văn phòng Chủ tịch. Hiệu quả của sự lãnh đạo của Chủ tịch căn cứ trên hiểu biết về nhu cầu và mối quan tâm của cộng đồng Đại học, khả năng đưa ra các quyết định đúng đắn nhất hoặc khả năng tạo ra sự tin cậy và hỗ trợ của các nhân tố khác nhau của Trường trong quá trình thực hiện các quyết định. Cuối cùng, Quy chế này nhằm tạo ra mô hình trao đổi ý kiến giữa Chủ tịch và giảng viên thông qua một cơ cấu đại diện. Mô hình này không phải duy nhất và không nên ngăn cản các các quyết định và hành động của Chủ tịch trong một số trường hợp.

Phần 2: Thành viên Hội đồng khoa có quyền bỏ phiếu

Hội đồng khoa sẽ là cơ quan đại diện của Giảng viên của Trường. Hội đồng khoa bao gồm 12 thành viên: 8 thành viên được bầu cử, 2 thành viên được Chủ tịch bổ nhiệm, Chủ tịch và Phó Chủ tịch là các thành viên đương nhiên và không cần qua bầu cử. Không thành viên nào được cùng lúc giữ hơn một ghế tại Hội đồng khoa. Các lãnh đạo quản lý ở cấp trưởng khoa hoặc cao hơn có thể không được bầu cử vào Hội đồng khoa.

Sáu thành viên sẽ được bầu chọn, và được bầu chọn, bởi các giảng viên cơ hữu hoặc bán cơ hữu tại các Khoa, tham gia bầu chọn tại các khoa tương ứng. Không được nhiều hơn hai thành viên của Hội đồng khoa được bầu chọn theo quy định tại phần này giữ chức vụ chính trong cùng phòng ban. Số lượng các đại diện được mỗi Khoa bầu chọn sẽ dựa trên tỷ lệ giảng viên bán cơ hữu tại mỗi Khoa được Hội đồng khoa xác định 5 năm một lần.

Một thành viên sẽ, và được bầu chọn bởi, giảng viên cơ hữu hoặc bán cơ hữu tại Khoa Kinh tế

Một thành viên sẽ, và được bầu chọn bởi, giảng viên cơ hữu hoặc bán cơ hữu tại Khoa Kỹ thuật

Một thành viên sẽ, và được bầu chọn bởi, giảng viên cơ hữu hoặc bán cơ hữu tại Khoa Y

Một thành viên sẽ là, và được bầu chọn bởi, giảng viên cơ hữu hoặc bán cơ hữu tại Khoa Nhân văn

Một thành viên sẽ là, và được bầu chọn bởi, giảng viên cơ hữu hoặc bán cơ hữu tại Khoa Công nghệ sinh học

Sau đó, quy trình sẽ tiếp tục. Nhiệm kỳ đầy đủ tại vị trí này sẽ là một năm.

Một giảng viên sẽ, và được bầu chọn bởi, giảng viên được hưởng phúc lợi giữ các vị trí không cơ hữu, bán cơ hữu thuộc các cấp giảng dạy, giảng viên, nghệ sĩ giảng viên, phó giáo sư, hoặc giá sư, ngoại trừ các vị trí phụ, thỉnh giảng và tham gia nghiên cứu sau tiến sĩ. Mỗi trường không được có nhiều hơn một đại diện.

Một thành viên sẽ, và được bầu chọn bởi, giảng viên nghiên cứu không cơ hữu tại các cấp giảng viên, giảng viên cao cấp và giảng viên ưu tú.

Phần 3: Bầu cử

Bầu cử Hội đồng khoa sẽ được tổ chức hàng năm vào mùa xuân cho các nhiệm kỳ bắt đầu năm học tiếp theo. Các nhiệm kỳ sẽ được bố trí để gần một phần ba các thành viên được bầu mỗi năm. Nhiệm kỳ của Hội đồng khoa thông thường là ba năm, nhưng thông thường có thể điều chỉnh để cân đối bố trí xen kẽ các nhiệm kỳ. Vị trí luân phiên giữa Khoa Kinh tế, Khoa Kỹ thuật và Khoa Khoa học tự nhiên sẽ có nhiệm kỳ một năm. Nhiệm kỳ của các thành viên Hội đồng khoa không được kéo dài quá 7 năm liên tiếp. Bất kỳ vị trí khuyết nào sẽ được bổ nhiệm bởi Người phát ngôn với sự chấp thuận của Hội đồng khoa. Vị trí được bổ nhiệm đó sẽ có hiệu lực cho đến khi vị trí đó được bổ nhiệm nhiệm kỳ mới trong cuộc bầu cử dự kiến tiếp theo. Hội đồng khoa sẽ thực hiện các quy trình để tiến hành các cuộc bầu cử công bằng và hiệu quả theo quy định của Quy chế này.

Phần 4: Nội quy và Tổ chức Hội đồng khoa

Hội đồng khoa sẽ áp dụng các Nội quy riêng bao gồm các quy trình lựa chọn Người phát ngôn và Phó Phát ngôn viên từ các thành viên được bầu chọn, để tổ chức và thực hiện hoạt động. Nội quy phải bao gồm các quy trình thông thường để bất kỳ thành viên nào của cộng đồng đại học có thể kịp thời có được lịch trình, chương trình, và biên bản cuộc họp Hội đồng khoa và có thể tham dự các cuộc họp Hội đồng khoa. Ngoài ra, Nội quy Hội đồng khoa phải bao gồm các quy trình thông thường để bất kỳ giảng viên nào có thể giải quyết các vấn đề liên quan đến Hội đồng khoa theo chương trình làm việc và có thể, cùng với hai mươi tư giảng viên khác, bổ sung nội dung vào chương trình làm việc của Hội đồng khoa. Trong trường hợp có mâu thuẫn giữa Nội quy và Quy chế này, sẽ áp dụng theo Quy chế này.

Phần 5: Các phiên họp toàn thể của Hội đồng khoa

Người phát ngôn sẽ mời Chủ tịch có Bài phát biểu tới Giảng viên của Trường mỗi năm. Mỗi năm học vào ngày trước khi Khai giảng kỳ học mùa xuân, Người phát ngôn sẽ tổ chức một cuộc họp toàn thể các giảng viên của Trường để nhận báo cáo từ Chủ tịch, Hội đồng kiểm tra và Hội đồng thường trực, và Ban Tuyển sinh và chấp thuận các sinh viên tốt nghiệp. Một cuộc họp toàn thể tương tự của các Giảng viên sẽ được Người phát ngôn tổ chức để chấp thuận các sinh viên tốt nghiệp trong Tháng Một hoặc Tháng Hai. Người phát ngôn, với sự chấp thuận của Hội đồng điều hành, hoặc Chủ tịch có thể tổ chức thêm các cuộc họp gồm các giảng viên của Trường trong phiên họp toàn thể. Các cuộc họp này sẽ được Người phát ngôn chủ trì. Các cuộc họp này nhằm mục đích thông báo cho các hội đồng các vấn đề quan trọng và bất thường ảnh hưởng đến Trường. Chương trình của các cuộc họp này thông thường sẽ được thông báo cho tất cả các giảng viên ít nhất hai tuần trước buổi họp.

Ngoài ra, một đơn đề nghị được 50 giảng viên có quyền bỏ phiếu yêu cầu Người phát ngôn tổ chức một cuộc họp đặc biệt của các giảng viên của Trường trong phiên họp toàn thể để thảo luận một vấn đề cụ thể. Nếu các giảng viên có quyền bỏ phiếu có mặt tại phiên họp toàn thể đặc biệt này thông qua bản kiến nghị, bản kiến nghị sẽ được gửi đến toàn bộ giảng viên để biểu quyết. Trong trường hợp đó, việc biểu quyết về vấn đề đó sẽ được thực hiện bằng các lá phiếu gửi đến toàn bổ giảng viên có quyền biểu quyết. Kết quả của phiếu bầu của toàn bộ giảng viên đó sẽ có hiệu lực cao hơn phiếu bầu của Hội đông khoa trong trường hợp có mâu thuẫn xảy ra. Hội đồng khoa có thể không sửa đổi các quy trình trong phần này.

Trong các phiên họp toàn thể, giảng viên có quyền bầu cử bao gồm toàn bộ cảng giảng viên có thể tham gia bỏ phiếu bầu cử Hội động đồng khoa và bao gồm (i) giảng viên cơ hữu và bán cơ hữu; hoặc (ii) giảng viên nghiên cứu; hoặc (iii) giảng viên không cơ hữu dạy ít nhất 3 môn mỗi năm học và đã được bổ nhiệm hai học kỳ hoặc lâu hơn; hoặc (iv) bất kỳ giảng viên nào xếp loại được hưởng lợi ích. Tất cả các giảng viên có quyền biểu quyết có thể biểu quyết tất cả các vấn đề trước phiên họp toàn thể.

Phần 6: Sửa đổi Quy chế

Ba thành viên của Hội đồng khoa có thể cùng đệ trình bất kỳ sửa đổi nào về Quy chế cho Người phát ngôn. Bất kỳ sửa đổi nào được gửi cho Người phát ngôn sẽ được cho vào chương trình của cuộc họp Hội đồng khoa tiếp theo hoặc sau đó. Sửa đổi nào được hai phần ba số thành viên có quyền biểu quyết của Hội đồng khoa chấp thuận sẽ được thông qua.

X